Thứ Sáu, 07/08/2015 11:07

Nhà đầu tư đang “cưỡi sóng” M&A

Số lượng và giá trị giao dịch trong lĩnh vực M&A nửa đầu năm 2015 tăng đáng kể cho thấy Việt Nam không phải đang chờ đợi xu hướng nữa mà là đang “cưỡi trên sóng” M&A.

Đó là nhận định của các chuyên gia tại diễn đàn M&A Việt Nam 2015 tổ chức ngày 06/08.

Các chuyên gia cho rằng nhà đầu tư đang "cưỡi trên sóng" M&A.

Nếu nhìn sâu hơn về các vụ sáp nhập và mua lại được công bố trên phạm vi toàn cầu trong năm nay thì hoạt động mua bán đạt tổng trị giá hơn 4 ngàn tỷ USD, tăng 226 tỷ USD so với năm ngoái, tương đương 6%. Nếu xu hướng những tháng đầu còn tiếp tục thì số lượng thương vụ sẽ có khả năng đạt khoảng 41,000 vào cuối năm nay, giảm khoảng 1,600 thương vụ so với năm trước.

Riêng Việt Nam đã có bước tiến trong bảng xếp hạng hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp toàn cầu khi vươn lên xếp vị trí thứ 20. Theo Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) Việt Nam chỉ xếp thứ 55 về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thì vị trí 20 về M&A là đáng chú ý. Xét về quốc gia các công ty mục tiêu, 219 thương vụ đã được công bố gần đây có sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đó năm ngoái, Việt Nam xếp thứ 24 toàn cầu với 339 thương vụ. Nhìn chung, có một số lượng lớn các thương vụ được thực hiện so với năm ngoái - một con số tăng lên gấp đôi đến 400 giao dịch.

Xét đến giá trị, Việt Nam xếp thứ 41 với hơn 2 tỷ USD. Và nếu xu hướng này tiếp tục, con số này có thể lên tới 3.8 tỷ USD. Năm trước, Việt Nam chỉ đạt hạng 55 về giá trị với 2.8 tỷ USD.

Ông John Ditty – Phó TGD KPMG Việt Nam cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2015, số lượng giao dịch chiếm 75% số lượng cả năm trước. Con số này kỳ vọng sẽ còn tăng nhiều hơn về lượng và giá trị trong thời gian tới cho thấy Việt Nam không phải đang chờ đợi xu hướng M&A nữa mà là đang “cưỡi trên sóng” này.

Theo đó, nhiều sự thay đổi về Luật đã hỗ trợ tích cho việc đầu tư nước ngoài hay các hoạt động mua bán doanh nghiệp. Và các con số đạt được trong 6 tháng qua là xu hướng tất yếu.

Song, các thương vụ mua lại giữa doanh nghiệp Việt và nước ngoài vẫn còn ở mức tương đối thấp và chỉ 10 thương vụ mỗi năm. Ví dụ, Vinamilk (VNM) tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại Miraka, một nhà sản xuất sữa khô có trụ sở tại New Zealand. Thực trạng này cũng khó được cải thiện mặc dù sự thật là các công ty Việt Nam cũng có tương đồng về tài chính và quản lý với các công ty khác trên thế giới để mở rộng kinh doanh trên toàn cầu. Đặc biệt trong khu vực, tại những quốc gia như Lào, Campuchia, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đóng vai trò quan trọng hơn nhiều. Ví dụ, năm ngoái Tập đoàn Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện Việt Nam có xu hướng giành nhiều sự quan tâm tới công ty bên Lào, khi nâng tỷ lệ sở hữu tại công ty bảo hiểm Lane Xang Assurance Public (LAP) từ 40% đến 50%.

Xu hướng dòng vốn M&A: Từ khóa vẫn là “bán lẻ và tiêu dùng”

Xu hướng M&A trong các ngành hàng bán lẻ, tiêu dùng, công nghiệp sản xuất, bất động sản tiếp tục là đích nhắm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong các vụ M&A tới đây, tiếp nối các vụ M&A thành công trong năm 2014.

Ngành bán lẻ và tiêu dùng vẫn hấp dẫn nhất trong các thương vụ M&A, chiếm 36% tổng giá trị. Các thương vụ đình đám như: Vingroup mua lại OceanMart để phát triển thành Vinmart, thương vụ dự định mua lại Metro của Tập đoàn BJC (Thái Lan) trị giá 879 triệu USD.

Ông Masataka “Sam” Yoshida – Giám đốc điều hành cao cấp của Recof Corporation cho rằng, hoạt động M&A đã thấy sự chuyển động mạnh từ năm 2010, nhưng phải đến năm 2015 mới thực sự bùng nổ. Từ khóa quan trọng trong lĩnh vực M&A chính là “bán lẻ và tiêu dùng”. Minh chứng đó là việc Tập đoàn Aeon đã đầu tư rất nhiều vào Việt Nam để thâm nhập vào thị trường bán lẻ…

Bên cạnh đó, từ đây đến năm 2020, sự đa dạng ngành hàng tiêu dùng như giày dép, gia dụng… sẽ tiếp tục là lĩnh vực diễn ra các giao dịch M&A mạnh hơn, ông Yoshida nhận định.

Đồng ý với quan điểm này, ông Ditty cũng cho biết, sẽ có rất nhiều hoạt động diễn ra trong lĩnh vực M&A, trong đó lĩnh vực tiêu dùng vẫn nổi trội nhất.

Trong thời gian tới, các chuyên gia cũng bày tỏ quan ngại về thách thức lớn nhất tiếp tục nằm ở khu vực Nhà nước, liên quan đến việc IPO.

Việc cổ phần hóa doanh ngiệp nhà nước sẽ tạo một lượng hàng lớn để nhà đầu tư có thể nhắm đến. Ông Đặng Quyết Tiến – Phó Cục trưởng Cục tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, kế hoạch IPO đã được đưa ra một cách quyết liệt, nhưng một trong những nguyên tắc quan trọng là nâng cao doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Trong quá trình IPO vừa qua, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa chuẩn bị kỹ trong việc thu hút nhà đầu tư, những vấn đề liên quan đến công nợ, tồn tại tài chính vẫn là rào cản đối với nhà đầu tư.

Sanh Tín

Các tin tức khác

>   Những chính sách “lót đường” cho xu thế M&A 2015 (07/08/2015)

>   DXG phát hành 400,000 cp ESOP (06/08/2015)

>   SHI: Giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng năm 2015 (06/08/2015)

>   SHI: Bản cáo bạch chào bán cổ phiếu ra công chúng (06/08/2015)

>   TTB: Chào bán 1.5 triệu cp "ế" cho 1 tổ chức và 3 cá nhân (07/08/2015)

>   Thế hệ tiếp theo của kịch bản lãi khủng và tăng vốn (05/08/2015)

>   Điện Gia Lai: Phát hành hơn 2.3 triệu cp để hoán đổi cp Ayun Thượng và CTCP Điện Cao su Gia Lai (05/08/2015)

>   MSB sẽ phát hành 375 triệu cp hoán đổi với MDB (04/08/2015)

>   KIDO sẽ không đầu tư vào DongABank (03/08/2015)

>   GTN: Lấy ý kiến cổ đông thay đổi phương án phát hành (03/08/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật