Thứ Tư, 19/08/2015 16:32

Ngành du lịch: Tỷ giá tăng, vui ít lo nhiều

Tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ đã bất ngờ tăng thêm 1% sáng nay (19-8) khiến doanh nghiệp du lịch lo lắng nhiều hơn là vui mừng. Ngay lúc này giá tour chưa thay đổi nhưng chắc chắn vài ngày nữa sẽ khác.

Ông Trần Xuân Hùng, Giám đốc Công ty Du lịch Viking, cho biết trong hôm nay, chỉ với hợp đồng cho 20 khách đi Hồng Kông 6 ngày, công ty đã mất 10 triệu đồng do tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ đã bất ngờ tăng thêm 1%.

"Hợp đồng này chốt giá vào thứ Tư tuần trước, chưa thanh toán nên chúng tôi phải chịu thiệt. Tỷ giá là vấn đề chúng tôi hết sức quan tâm và theo dõi sát sao nhưng khó ứng phó với những thay đổi bất ngờ như thế này," ông Hùng nói.

Doanh nhân này cho rằng, giá tour đi nước ngoài chắc chắn sẽ tăng vì doanh nghiệp chỉ giữ tỷ giá cũ với những hợp đồng đã cam kết còn với khách hàng mới thì không thể.

Tuy nhiên, doanh nhân này cũng như giám đốc nhiều công ty du lịch khác đều chưa dám công bố là sẽ tăng giá tour đi nước ngoài bao nhiêu vì còn phải nhìn thị trường, đánh giá nhu cầu và sức mua của khách hàng. Nếu tăng theo đúng mức độ mất giá của tiền đồng, có thể sẽ giảm sức cạnh tranh. Vì vậy, một số công ty cho rằng, có thể sẽ chọn cách cân bằng, là vẫn tăng nhưng chịu giảm lãi để có mức giá vừa phải.

Doanh nghiệp trong ngành du lịch cũng cho rằng, với khách quốc tế đến Việt Nam, ở mức độ nào đó, việc tiền đồng mất giá so với đô la Mỹ sẽ làm giá tour đến Việt Nam rẻ hơn, chi tiêu của khách sẽ rẻ đi.

"Điều này có thể tăng sức cạnh tranh tương đối cho giá tour Việt Nam nhưng nếu các nước xung quanh cũng phá giá nội tệ thì tính cạnh tranh này không còn nữa," ông Võ Anh Tài, Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, nói.

Theo ông, hiện tại, trừ đồng đô la của Singapore thì đồng tiền của nhiều nước trong khu vực đều mất giá so với đồng đô la Mỹ.

Nhiều doanh nghiệp khác cũng đồng ý với nhận định này, cho rằng trong bối cảnh hiện tại, việc tăng tỷ giá khó có thể tạo được lợi thế cạnh tranh đặc biệt cho mảng du lịch quốc tế (inbound). Trong khi đó, chắc chắn mảng du lịchra  nước ngoài (outbound) sẽ bị ảnh hưởng ngay.

"Khách sạn vẫn tính giá với lữ hành bằng đồng đô la Mỹ, quy đổi tỷ giá ngay thời điểm hiện tại nên giá tour cho khách khó có thể giảm mạnh vì giá khách sạn, hàng không vốn chiếm phần lớn trong giá tour. Tuy nhiên, có thể khách sẽ thoải mái hơn vì mua sắm, ăn uống tại nội địa rẻ hơn một chút," ông Hùng của Viking nói.

Trước nhận định của doanh nghiệp lữ hành về việc khách sạn, đặc biệt là khách sạn quốc tế sẽ là nơi có lợi khi tỷ giá tăng, một số tổng giám đốc khách sạn tại TPHCM từ chối bình luận về vấn đề này, nhưng cho rằng tỷ giá hiện trồi sụt thất thường nên khó có thể nói có lợi hay bị giảm doanh thu.

Đào Loan

tbktsg

Các tin tức khác

>   Giảm mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt với nhiều loại ôtô? (19/08/2015)

>   Nông lâm thủy sản Việt lĩnh “cú đấm” từ Nhân dân tệ (19/08/2015)

>   Gà Mỹ giá rẻ: Dấu hiệu áp lực FTA, TPP đã rõ (19/08/2015)

>   Hạn ngạch EU dành cho các mặt hàng Việt Nam là "hào phóng" (19/08/2015)

>   Công ty Đại Nam của ông Huỳnh Uy Dũng bị truy thu gần 100 tỷ đồng (19/08/2015)

>   Không cấp phép đầu tư để nhận “thẻ xanh” (19/08/2015)

>   Doanh nghiệp Thủy sản hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại ra sao? (20/08/2015)

>   Ai đang lãnh đạo ngành cà phê Việt? (18/08/2015)

>   Gia nhập WTO đã bộc lộ hết yếu kém nội tại của nền kinh tế (18/08/2015)

>   Petrolimex trần tình việc lãi cả ngàn tỉ đồng (18/08/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật