Thứ Bảy, 11/07/2015 09:53

VNM sẽ đầu tư nắm 50% vốn các Công ty sữa thành phẩm

Chiều ngày 10/07, CTCP Sữa Việt Nam (HOSE: VNM) đã tổ chức buổi gặp mặt nhà đầu tư tại Sở GDCK TP.HCM (HOSE), nhiều nhà đầu tư khá quan tâm đến việc SCIC sẽ thoái vốn như thế nào, thị phần sữa và định hướng M&A của VNM trong thời gian tới.

“Chính phủ có cho SCIC thoái vốn VNM hay không thì không trả lời được”, Chủ tịch Mai Kiều Liên chia sẻ. Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp cổ phần hóa nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Việc thoái vốn là do SCIC quyết định. Bà Liên mong muốn các cổ đông của VNM không có ai sở hữu quá lớn hay quá nhỏ, thay vào đó là sự cân bằng để các kế hoạch kinh doanh sản xuất được quyết định linh hoạt, như vậy mới đảm bảo sự cạnh tranh ở thời điểm hiện nay và trong tương lai.

Buổi gặp gỡ nhà đầu tư với VNM diễn ra chiều ngày 10/07/2015 tại HOSE.

Chi 4,000 tỷ đồng để M&A 2 mục tiêu

Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư, bà Lê Quang Thanh Trúc – Giám đốc đầu tư VNM cho hay, trong 6 tháng đầu năm Công ty đã thực hiện 50% kế hoạch doanh thu năm, tương ứng 19,212 tỷ đồng. Lãi sau thuế thực hiện được 55% kế hoạch, đạt 3,757 tỷ đồng.

Với khoản đầu tư 4,000 tỷ đồng, bà Liên cho biết, VNM sẽ đầu tư cho 2 mục tiêu. Thứ nhất, đầu tư vào nơi giá nguyên liệu sữa rẻ. Theo bà Liên 20 năm nữa Việt Nam vẫn phải nhập sữa, tỷ lệ nội địa mặc dù tăng nhưng vẫn chỉ phục vụ khoảng 40% thị phần. Thị trường Việt Nam mong muốn tăng lên mức 40% thì phải tăng thêm 100,000 con bò. Trong khi đó VNM chỉ có thể đáp ứng 30,000 đến 40,000 con, phần còn lại sẽ do nông dân Việt Nam cung cấp. Hiện tại VNM đầu tư nuôi bò tại New Zealand nhờ vào đất rẻ, không tốn chi phí xây trang trại, khí hậu tốt. Hiện Công ty sữa Miraka là đơn vị VNM đầu tư do có giá thành nguyên liệu thấp, đây cũng là khoản đầu tư tài chính vì Miraka còn xuất khẩu trên 13 quốc gia. Năm đầu tiên Miraka hoạt động lỗ gần 1 triệu USD, tuy nhiên những năm tiếp theo đã có lợi nhuận và tỷ suất hòa vốn của Miraka là khoảng 20% tính theo đô la New Zealand (NZD).

Mục tiêu thứ hai của VNM trong M&A là đầu tư nắm trên 50% vốn vào những công ty sữa sản xuất thành phẩm, có thị trường, thương hiệu uy tín để có thể hợp nhất doanh số.

Theo đó, mục tiêu doanh số 3 tỷ USD đến hết năm 2017 sẽ gồm kinh doanh nội địa và M&A, VNM đang trong quá trình tìm kiếm, phân tích và nếu có cơ hội sẽ tiến hành triển khai, bà Liên cho biết.

Bài toán nguyên liệu sữa sạch

Chia sẻ về tình hình nguyên liệu sữa, bà Liên cho biết, từ cuối quý 4/2014, giá nguyên liệu sữa bắt đầu giảm và được dự báo giảm đến hết quý 3/2015. VNM đã chuẩn bị sẵn nguyên liệu cho năm 2015, nên giá nguyên liệu có tăng hay không cũng không ảnh hưởng đến định hướng của VNM trong năm 2015.

Sang năm 2016, VNM chưa xác định được giá nguyên liệu sữa bột sẽ diễn biến như thế nào, bởi cứ mỗi 2 tuần có một đợt đấu thầu quốc tế và giá lúc lên lúc xuống. Hiện nay VNM mua nguyên liệu tập trung vào tháng 11, đỉnh điểm của nguyên liệu từ Úc và New Zealand, sau đó VNM sẽ thăm dò đến tháng 11, đỉnh điểm của thị trường Mỹ nhằm đặt hàng nguyên liệu cho lâu dài. Do đó, giá nhập nguyên liệu năm 2016 cần chờ thêm vài tháng nữa mới đưa ra quyết định, bà Liên chia sẻ.

Một lo lắng khác là khi Việt Nam gia nhập Hiệp định TPP, sữa đang bị áp giá trần đến hết 31/12/2016, điều này ảnh hưởng đến VNM trong năm 2014. Riêng năm 2015, nhờ giá nguyên liệu giảm mà những mặt hàng bị lỗ đã bắt đầu có lời. Bà Liên nhận định, với chính sách không tăng giá nữa thì các hãng sữa Việt Nam sẽ không bị lỗ nhờ giá nguyên liệu giảm.

Trong 3 năm gần đây, thị phần tất cả các mặt hàng của VNM đều tăng. Tính đến hết tháng 6/2015, thị phần sữa nước của VNM là 53%, sữa chua là 84% và sữa đặc là 80%.

Tuy nhiên để tăng thị phần thì chi phí bán hàng và marketing sẽ phải tăng theo, có thể thấy năm 2015, chi phí này sẽ tăng gần gấp đôi. Trong thời gian tới, nếu cạnh tranh mạnh mẽ hơn thì chi phí này cũng sẽ tăng để VNM duy trì thị phần số 1 tại Việt Nam.

Theo bà Liên, thị trường sữa Việt Nam sẽ phát triển 2 – 3 năm nữa sẽ bão hòa nhưng VNM vẫn tập trung vào mặt hàng sữa, đối với mặt hàng khác như nước giải khát, nước trái cây đầu tư nhưng không chủ đạo.

Cùng với thị phần nội địa, VNM cũng đang tích cực xuất khẩu sữa sang Campuchia từ cách đây 10 năm. Tháng 7 này sản phẩm sữa nước đầu tiên của Công ty tại Campuchia sẽ ra mắt với tên gọi Angkor Milk, đến tháng 10 sẽ ra mắt sữa đặc và sữa có đường. Được biết VNM đầu tư nhà máy sữa cùng Công ty Angkor Dairy Products Company Limited vào đầu năm 2014, trong đó VNM đóng góp 51%, toàn dự án có tổng vốn 23 triệu USD. Bên cạnh đó, VNM cũng tiếp tục xuất khẩu sữa sang Myanmar và Cuba, tuy với khối lượng nhỏ nhưng qua mỗi năm đều có sự tăng trưởng.

Bà Liên cho hay, hiện nay giá sữa của VNM đang cao hơn 20% so với thế giới và của nông dân là 30%. VNM định hướng đến năm 2018, sau khi Việt Nam tham gia mọi cam kết thương mại thì VNM sẽ cùng nông dân gia tăng năng suất, kéo giá sữa xuống bằng với thế giới. Bà Liên nhận định đây là bài toán về vốn, trình độ, kinh nghiệm và công nghệ. Nông dân có đầu ra nhờ VNM, hiện nay VNM đang lấy lời chế biến để nâng giá thu mua cho họ.

Mặt khác, giá thành sữa tươi cao hơn 20% thế giới là giá bình quân, có những trang trại của VNM đã hết khấu hao, một số khác mới đi vào hoạt động thì khoảng 3 năm sau sẽ có lãi và giá thành trang trại sẽ bằng với thế giới.

Nói không với cây trồng biến đổi gen và hooc-mon tăng trưởng

Trao đổi về vấn đề cây trồng biến đổi gen hiện nay, đặc biệt là đối với sản phẩm sữa đậu nành, bà Liên cho biết, trước đây VNM nhập khẩu đậu nành từ Mỹ và phải có giấy chứng nhận không biến đổi gen. Do gặp nhiều vấn đề khi đưa biến đổi gen thành phong trào trong quảng cáo sản phẩm nên hiện nay VNM sử dụng đậu nành trong nước để sản xuất dù chưa có tổ chức nào xác nhận đậu nành của VNM có biến đổi gen hay không. Song bà Liên khẳng định đậu nành VNM sử dụng không có biến đổi gen.

Một vấn đề khác và khá được quan tâm là hooc-mon tăng trưởng và kháng sinh trong sữa. Bà Liên khẳng định, tại Việt Nam không cho phép sử dụng hooc-mon tăng trưởng đối với nuôi bò và các loại gia súc khác. Nếu có nhập khẩu thì VNM đảm bảo nguồn gốc có cam kết không sử dụng hooc-mon.

Với chất kháng sinh thì được phép sử dụng nhằm chữa bệnh, tuy nhiên sữa vắt ra trong thời gian chích kháng sinh thì sẽ cho đổ bỏ và không sử dụng. Để kiểm soát vấn đề này, đặc biệt là khi thu mua từ nông dân, VNM có những hợp đồng ký kết trực tiếp với nông dân, đến kiểm tra từng cơ sở nuôi bò và có cách thử kháng sinh của riêng mình.

Trần Hạnh

Các tin tức khác

>   ĐHĐCĐ Sacombank: Quý 4/2015 sẽ hoàn tất sáp nhập với SouthernBank (11/07/2015)

>   Kiểm toán nói gì về BCTC 2014 của OGC? (10/07/2015)

>   GHC: Ký hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính năm 2015 (10/07/2015)

>   SNC: Báo cáo quản trị công ty bán niên 2015 (10/07/2015)

>   D26: Báo cáo quản trị công ty bán niên 2015 (10/07/2015)

>   Sau kiểm toán, OGC lỗ đến 2,548 tỷ đồng (10/07/2015)

>   OGC: BCTC Kiểm toán năm 2014 (10/07/2015)

>   OGC: Thông báo tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2015 (10/07/2015)

>   ST8: Giải thể chi nhánh Bình Dương (10/07/2015)

>   MTC: Báo cáo quản trị công ty bán niên 2015 (10/07/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật