Thứ Năm, 16/07/2015 10:28

Quốc hội Hy Lạp chấp thuận điều kiện khắc nghiệt của chủ nợ

Sáng nay 16-7, Quốc hội Hy Lạp thông qua dự luật về những biện pháp cải cách khắc nghiệt theo yêu cầu của các chủ nợ nhằm đổi lấy gói cứu trợ thứ 3 trị giá 86 tỉ euro (96 tỉ đô la Mỹ) với 229 phiếu thuận và 64 phiếu chống, nhờ sự ủng hộ của các đảng đối lập có quan điểm ủng hộ châu Âu.

Thủ tướng Hy Lạp phát biểu trước lúc Quốc hội bỏ phiếu. Ảnh: Reuters

Theo thỏa thuận đạt được với khu vực đồng (eurozone) ngày 13-7, Quốc hội Hy Lạp cần thông qua những thay đổi sâu rộng về luật lao động, tiền lương, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác. Chỉ khi đó, các nước thành viên khác trong eurozone mới bắt đầu xem xét cấp gói cứu trợ thứ 3 cho Hy Lạp trong vòng 3 năm. Thỏa thuận này yêu cầu tái sắp xếp lịch trả nợ của Hy Lạp nếu cần thiết nhưng không giảm nợ cho Hy Lạp.

Trước khi Quốc hội Hy Lạp bỏ phiếu, những người biểu tình phản đối các biện pháp thắt lưng buộc bụng đã ném bom xăng vào cảnh sát, trong khi cảnh sát dùng hơi cay đáp trả. Tuy nhiên, một cuộc thăm dò dư luận Hy Lạp mới đây cho thấy 70% số người Hy Lạp được hỏi ủng hộ kế hoạch cứu nguy tài chính.

Người biểu tình và cảnh sát đụng độ khi Quốc hội Hy Lạp bỏ phiếu. ẢNh: Reuters

Đồng thời với cuộc bỏ phiếu tại Hy Lạp, Quốc hội Pháp cũng thông qua gói cứu trợ mới dành cho Hy Lạp. Phát biểu trước các nghị sĩ, Thủ tướng Pháp Manuel Valls nhấn mạnh không thể có việc Hy Lạp rời eurozone, dù là tạm thời, và đó là ý tưởng nguy hiểm. Đối với những ý kiến chỉ trích các điều kiện mà châu Âu đặt ra cho Hy Lạp trong gói cứu trợ thứ 3 là quá ngặt nghèo, Thủ tướng Valls khẳng định các điều kiện này “hoàn toàn bình thường” và châu Âu yêu cầu Hy Lạp tiến hành cải cách vì những biện pháp cải cách này chưa thực sự được tiến hành. Theo ông Valls, những gì mà Hy Lạp nhận được khi thực hiện các yêu cầu từ châu Âu là cơ hội thực sự để phục hồi kinh tế.

Trước đó trong tuần này, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã chỉ trích các đề xuất trong gói cứu trợ mới mà lãnh đạo các nước eurozone đưa ra cho Hy Lạp. IMF dự báo tình hình Hy Lạp sẽ xấu đi trong hai năm tiếp theo, với mức nợ công gần gấp đôi tổng sản phẩm quốc nội (GDP). IMF nói nợ công của Hy Lạp "vô cùng khó hoàn trả" và nước này cần được xóa nợ. Trước đó, IMF đã đưa ra một số phương án, trong đó có việc giảm nợ cho Hy Lạp, nhưng bị các chủ nợ phản đối kịch liệt.

Hiện, chính quyền Hy Lạp cần khoảng 7 tỉ euro để trả nợ trong tháng 7-2015 và thêm 12 tỉ euro vào tháng 8-2015, và đang chờ Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) hỗ trợ tiền mặt khẩn cấp để các ngân hàng Hy Lạp có thể mở cửa trở lại. Trong hai tuần nay, các ngân hàng của Hy Lạp vẫn đóng cửa. Người gửi tiền ngày càng tuyệt vọng khi bị giới hạn chỉ được rút 60 euro/ngày từ máy rút tiền.

Thỏa thuận mới giữa các nước eurozone và Hy Lạp về gói cứu trợ thứ 3 cần được Quốc hội của ít nhất 8 nước thành viên eurozone thông qua để được triển khai, quá trình này được dự báo sẽ mất vài tháng. Theo kế hoạch, Quốc hội Đức sẽ tiến hành bỏ phiếu về thỏa thuận này vào ngày 17-7.

Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy ngày 15-7 cho biết sẽ đệ trình lên Quốc hội nước này kế hoạch cứu nguy Hy Lạp để thông qua nguồn quỹ mà Tây Ban Nha có nghĩa vụ phải đóng góp cho gói cứu nguy này. Tuy nhiên, ông Rajoy không nói khi nào cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra.

Phúc Minh

tbktsg

Các tin tức khác

>   Mỹ: Doanh số bán lẻ giảm do các hộ gia đình thắt chặt chi tiêu (16/07/2015)

>   Các nước châu Âu tranh cãi về gói cứu trợ tài chính cho Hy Lạp (15/07/2015)

>   BoJ hạ dự báo tăng trưởng, duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ (15/07/2015)

>   Trung Quốc tăng trưởng vượt dự báo (15/07/2015)

>   Gói cứu trợ mới cho Hy Lạp có thể mang lại hiệu ứng ngược (15/07/2015)

>   Trả nợ nước ngoài, dự trữ ngoại tệ của Indonesia giảm 2,8 tỷ USD (15/07/2015)

>   IMF: Hi Lạp cần gói cứu trợ lớn hơn để vực dậy kinh tế (15/07/2015)

>   Lạm phát của Anh trở lại mức 0% nhờ giá quần áo, thực phẩm giảm (14/07/2015)

>   Thủ tướng Medvedev: Kinh tế Nga đã tránh được kịch bản xấu nhất (14/07/2015)

>   Kế hoạch giải cứu Hy Lạp cần 8 quốc hội thành viên Eurozone bảo lãnh (14/07/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật