Thứ Tư, 15/07/2015 13:12

Gói cứu trợ mới cho Hy Lạp có thể mang lại hiệu ứng ngược

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, gói cứu trợ thứ ba dành cho Hy Lạp mới đạt được ở Brussels (Bỉ) ngày 13/7 nhằm tránh cho quốc gia này khỏi nguy cơ “Grexit” (khả năng Hy Lạp phải rời khỏi Eurozone), có thể mang lại hiệu ứng ngược.

 

Ảnh minh họa. (Nguồn: telegraph.co.uk)

Để có được khoản hỗ trợ từ 82-86 tỷ euro trong vòng ba năm tới từ các chủ nợ, Hy Lạp sẽ phải bắt đầu bằng việc chứng minh thiện chí của mình qua việc thắt chặt thêm chi tiêu và phải thông qua hàng loạt các thay đổi từ nay đến tối 15/7 (giờ địa phương).

Christian Odendahl và John Springford thuộc Trung tâm cải cách châu Âu CER) tính toán, theo thỏa thuận, Hy Lạp phải đạt được cân bằng ngân sách, ngoài việc thanh toán nợ để bắt đầu thảo luận với các chủ nợ về việc quy hoạch nợ công hiện tương đương gần 180% GDP. Các chủ nợ tính toán thặng dư ngân sách hàng năm từ năm 2015 đến năm 2018 sẽ lần lượt là 1%, 2%, 3% và 3,5% GDP. Tuy nhiên, theo CER, Hy Lạp không có khoản thặng dư trong năm 2015, do đây là năm biến động chính trị.

Ông Cristino Arroyo, Giáo sư Kinh tế Quốc tế Trường Đại học Johns Hopkins, nói rằng “phần thực sự khó là bên cạnh những cải cách được yêu cầu thực hiện, Hy Lạp còn phải tìm kiếm những con đường để tăng trưởng và đó chính là thách thức thực sự.” Ngay cả trong trường hợp Quốc hội Hy Lạp thông qua thỏa thuận, đây cũng là một việc làm vô cùng khó khăn đối với một nước vẫn còn phải cố gắng thoát ra khỏi cuộc suy thoái trầm trọng.

Theo nhà phân tích thị trường Mike Ingram của Công ty Tài chính BGC, cắt giảm thêm chi tiêu sẽ không mang lại tăng trưởng đủ để giảm bớt khoản nợ đang tăng nhanh của Hy Lạp.

Trong khi đó, phát biểu trên truyền hình Hy Lạp tối 14/7, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras khẳng định ông có trách nhiệm phải thúc đẩy thực hiện thoả thuận này. Ngoài ra, trong năm 2015, Hy Lạp cũng sẽ tiến hành đàm phán về việc tái cơ cấu “núi nợ” của đất nước cũng như hướng đến một chương trình đầu tư trị giá 35 tỷ euro, qua đó đặt nền móng để phục hồi tăng trưởng ở Hy Lạp.

Ông cũng kêu gọi các nghị sỹ Hy Lạp nói “Có” với thoả thuận mà Athens đã ký với các đối tác Eurozone trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Hy Lạp, dự kiến được tiến hành trong đêm 15/7.

Theo một cuộc thăm dò dư luận được báo To Vima của Hy Lạp công bố tối 14/7, có tới 70% số người dân Hy Lạp được hỏi mong muốn Quốc hội nước này thông qua chương trình cải cách và thắt lưng buộc bụng của các chủ nợ. Trong khi đó, có gần 49% số ý kiến được hỏi cho rằng các đối tác Eurozone không thể hiện thiện chí chia sẻ với tình hình khó khăn hiện nay ở Hy Lạp.

Thủ tướng Tsipras cũng cho biết, các ngân hàng ở nước này có thể vẫn đóng cửa cho tới khi thỏa thuận cứu trợ được hoàn tất và tiến trình này có thể kéo dài ít nhất một tháng.

Hương Giang-Mạnh Hùng

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Trả nợ nước ngoài, dự trữ ngoại tệ của Indonesia giảm 2,8 tỷ USD (15/07/2015)

>   IMF: Hi Lạp cần gói cứu trợ lớn hơn để vực dậy kinh tế (15/07/2015)

>   Lạm phát của Anh trở lại mức 0% nhờ giá quần áo, thực phẩm giảm (14/07/2015)

>   Thủ tướng Medvedev: Kinh tế Nga đã tránh được kịch bản xấu nhất (14/07/2015)

>   Kế hoạch giải cứu Hy Lạp cần 8 quốc hội thành viên Eurozone bảo lãnh (14/07/2015)

>   Thặng dư ngân sách Mỹ đạt hơn 50 tỷ USD nhờ nguồn thu tăng mạnh (14/07/2015)

>   Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc quý 2 thấp nhất trong vòng 6 năm (14/07/2015)

>   Euro: Từ công cụ hợp nhất trở thành... “vũ khí” bắt nạt! (15/07/2015)

>   IMF tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế Saudi Arab (13/07/2015)

>   Đồng euro phục hồi nhờ hy vọng về một thỏa thuận cứu trợ Hy Lạp (13/07/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật