Thứ Sáu, 31/07/2015 13:36

Lãi suất không chịu giảm

Trái ngược với diễn biến tăng thấp đến mức kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây của lạm phát, vốn vẫn được coi là chỉ biểu quan trọng để xác lập lãi suất, lãi suất huy động và cho vay lại có xu hướng đứng ở mức cao và thậm chí rục rịch tăng trở lại.

Khả năng tiếp tục phá giá tiền đồng là không thể loại trừ nên mặt bằng lãi suất khó có cơ hội được điều chỉnh giảm. Ảnh TL SGT

Trước hiện tượng “cứng đầu” này của lãi suất, một số lý giải đã được đưa ra.

Lý giải phổ biến đầu tiên là về quan hệ giữa tỷ giá và lãi suất. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong năm nay đã phải phá giá tiền đồng (VND) hai lần, mỗi lần 1 điểm phần trăm so với đô la Mỹ (USD). Đã có tính toán rằng khi phá giá 1 điểm phần trăm thì mặt bằng lãi suất sẽ tăng khoảng 0,3-0,4 điểm phần trăm (trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi). Và do NHNN tiếp tục chịu áp lực phá giá VND nên khả năng tiếp tục phá giá VND là không thể loại trừ nên mặt bằng lãi suất khó có cơ hội được điều chỉnh giảm.

Lý giải phổ biến thứ hai là lãi suất đang chịu áp lực gia tăng bởi tăng trưởng tín dụng đang gia tăng mạnh trong sáu tháng đầu năm nay (đạt trên 6% so với cuối năm ngoái) và so với cùng kỳ các năm trước. Nhu cầu huy động vốn để tăng cường cho vay của các ngân hàng thương mại đang rất mạnh, nên đã chặn đà giảm lãi suất.

Cả hai lý giải trên đều có phần đúng nhưng không đủ. Chính xác và quan trọng hơn, chúng không phải là lý do căn bản để giải thích cho hiện tượng lãi suất không chịu giảm so với diễn biến thuận lợi của lạm phát.

Về lý do thứ nhất, thực ra, khi NHNN chịu áp lực và phải phá giá VND thì lãi suất phải có xu hướng giảm đi, chứ không phải tăng lên như trong tính toán nêu trên. Bởi song song với việc phá giá VND, một lượng VND sẽ được giải phóng ra thị trường, trong hệ thống ngân hàng, tương thích với mức độ phá giá VND. Lượng VND được giải phóng này có thể đến từ việc các nhà đầu tư/đầu cơ chuyển đổi cơ cấu danh mục tài sản từ VND sang ngoại tệ với lo ngại VND có thể bị phá giá tiếp. Lượng VND này còn có thể đến từ việc NHNN do phải chấp nhận phá giá nên không còn phải bán ra USD để mua vào/thu về VND trên thị trường nhằm làm giảm cung/tăng cầu VND nhờ đó bảo vệ được sự ổn định tỷ giá VND/USD.

Áp lực tăng lãi suất từ việc phá giá VND chỉ có thể xảy ra sau đó một thời gian, nếu có, và theo một cách gián tiếp. Phá giá sẽ làm cho hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn nếu quy ra VND, gây áp lực lên lạm phát. Để kiềm chế lạm phát, NHNN có thể sẽ bị buộc phải nâng các lãi suất chính sách để thắt chặt hơn cung tiền VND, từ đó làm cho mặt bằng lãi suất có xu hướng tăng trở lại và/hoặc đứng ở mức cao.

Đọc tiếp tại đây...

Phan Minh Ngọc

tbktsg

Các tin tức khác

>   NHNN đang muốn kéo lãi suất về mức hợp lý hơn nữa (31/07/2015)

>   Lực bẩy xử lý nợ xấu (31/07/2015)

>   Tổng giám đốc ngân hàng: Tiền, quyền và rủi ro sinh mệnh (31/07/2015)

>   Sáp nhập ngân hàng: Ngân hàng nhà nước đã xong chỉ tiêu năm 2015? (30/07/2015)

>   Vay 30.000 tỉ đồng để làm gì? (30/07/2015)

>   Chứng khoán hóa nợ xấu: Công cụ xử lý nợ xấu trong tương lai (30/07/2015)

>   "Khu vực mong manh của nền kinh tế là hệ thống ngân hàng" (29/07/2015)

>   Dự trữ ngoại hối 37 tỉ đô la Mỹ và 10 tấn vàng (29/07/2015)

>   Thấy gì từ đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho vay 30.000 tỷ? (29/07/2015)

>   Vinh Quang Việt Nam lần thứ XII: Chủ tịch HĐQT VietinBank Nguyễn Văn Thắng tự hào được tôn vinh (29/07/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật