Chủ Nhật, 19/07/2015 15:07

Doanh nghiệp Việt: Làng nhàng ở ao làng

Tại sao nhiều doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, có chỗ đứng trên thương trường nội địa và khu vực nhưng vẫn chưa thể trở thành những công ty, tập đoàn tầm cỡ thế giới?

Những đúc kết của Jim Collin, nguyên Giáo sư Đại học Kinh doanh Standford (Mỹ), trong cuốn sách “best seller” với trên 2 triệu bản bán ra tựa đề Good to great về những vấn đề cơ bản để một công ty tốt có thể trở thành một công ty tầm cỡ thế giới có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu.

Chọn người tài rồi mới chọn hướng đi

Qua nghiên cứu các tập đoàn lớn của Mỹ, Jim Collin cho rằng trước tiên để một công ty tốt vươn lên tầm thế giới đòi hỏi phải chọn lựa được người đứng đầu xứng đáng, có tài năng sau đó giao cho người lãnh đạo đó quyền tự quyết lái con tàu đi theo hướng nào. Tất nhiên những người nào phù hợp với tôn chỉ mục tiêu của lãnh đạo sẽ ở chung trên con tàu, những người không phù hợp sẽ phải ra đi.

Đối chiếu với các doanh nghiệp ở Việt Nam chúng ta thấy thông thường ông chủ hoặc hội đồng quản trị các công ty vạch ra định hướng chiến lược, tầm nhìn, cơ cấu tổ chức... sau đó mới thuê tổng giám đốc lèo lái công ty đi theo định hướng đó. Hội đồng quản trị hoặc các ông chủ nghĩ rằng phương hướng, chiến lược mình vạch ra là đúng, chỉ cần thuê bộ máy điều hành giỏi là xong. Tuy nhiên, cách làm này cũng chỉ có thể giúp công ty duy trì nhịp độ phát triển bình thường chứ không thể tạo ra bước nhảy vọt, biến công ty trở thành một tập đoàn hùng mạnh được.

Chính những người lãnh đạo tài năng sẽ tự vạch ra đường đi của mình và triển khai thực hiện cho bằng được mục tiêu. Còn nếu vạch ra một con đường mòn sẵn, yêu cầu họ đi theo hướng đó thì khi gặp bế tắc họ sẽ không tự mình thoát ra được vì họ không phải là người xây dựng các định hướng, chiến lược. Như vậy theo Jim Collin, câu nói: “Con người là tài sản quý giá” phải được sửa lại là: “Những con người phù hợp mới chính là tài sản quý giá”.

Đương đầu với thử thách khắc nghiệt

Phần lớn các tập đoàn lớn đều trải qua giai đoạn dò tìm định hướng phát triển và như vậy họ phải đương đầu với những thử thách khắc nghiệt trước khi đạt được thành công sau này. Lãnh đạo các doanh nghiệp này thường biết lắng nghe, đương đầu với sự thật khắc nghiệt, biết mổ xẻ các thất bại để rút ra kinh nghiệm cho bản thân và công ty. Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy rất ít các doanh nghiệp biết cách đối phó và vượt qua khủng hoảng. Công ty nếu không gặp thử thách nghiêm trọng nào thì cứ phát triển đều đều, nếu gặp khủng hoảng thì hầu như sẽ rơi vào tình huống phá sản vì những người lãnh đạo các doanh nghiệp đó không đủ sức đương đầu với khó khăn do không có sự chuẩn bị chu đáo để đương đầu với nó. Chấp nhận thử thách và đương đầu với nó chính là cách mà các tập đoàn lớn phải trải qua trước khi thành công.

Tầm nhìn

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa làm quen với việc xây dựng tầm nhìn (vision) cho đơn vị mình. Rất nhiều doanh nghiệp xây dựng tầm nhìn rất hoành tráng như “đứng đầu thế giới”, “đứng đầu khu vực”... về lĩnh vực mình đang kinh doanh hoặc đặt mục tiêu chiếm thị phần bao nhiêu phần trăm, mở rộng ra thị trường thế giới...

Xây dựng các tầm nhìn như vậy với hàm ý doanh nghiệp mình sẽ trở thành tập đoàn có tầm cỡ châu lục và thế giới.

Tuy nhiên, để vươn lên tầm châu lục và thế giới, các tập đoàn lớn thường phải hiểu mình phải làm gì và những lực cản nào có thể làm cho công ty không thể đạt mục tiêu đó. Hiểu được vấn đề đó thì mới có thể biến công ty trở thành hàng đầu thế giới được. Đó là sự “hiểu biết”, nó khác với “ý muốn” trở thành hàng đầu thế giới. Các doanh nghiệp Việt muốn trở thành đẳng cấp thế giới phải xây dựng tầm nhìn trên sự hiểu biết về doanh nghiệp mình chứ không phải là đặt ra mục tiêu cho hoành tráng, đao to búa lớn.

... đọc tiếp tại đây

TS. Võ Duy Nghi

tbktsg

Các tin tức khác

>   Trung Quốc sẵn sàng mở rộng thị trường nhập khẩu nông sản Việt Nam (19/07/2015)

>   Trung Quốc xây nhà máy điện 1,75 tỷ USD tại Việt Nam (18/07/2015)

>   12 nhóm hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD (18/07/2015)

>   Thông tư 200 trang, văn bản gỡ vướng 100 trang! (18/07/2015)

>   Đầu tuần tới, xét xử vụ “đại gia thủy sản” lừa đảo gần 800 tỉ đồng (18/07/2015)

>   Công ty TH True Milk không còn bị cưỡng chế hải quan vì nợ thuế (17/07/2015)

>   Ôtô đầu kéo Trung Quốc nhập về Việt Nam tăng 455% sau 6 tháng (17/07/2015)

>   Chuẩn bị đầu tư xây dựng Cảng biển Hòn Khoai (17/07/2015)

>   Tuyến metro Bến Thành - Tham Lương đội vốn 60% (17/07/2015)

>   Chứng khoán Trung Quốc lao dốc và ảnh hưởng đến VN (17/07/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật