Thứ Ba, 21/07/2015 16:15

Điều gì đứng sau cuộc “tấn công” của IMF vào thỏa thuận giải cứu Hy Lạp?

Khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew đến châu Âu để hối thúc các nhà làm chính sách giữ cho cuộc giải cứu Hy Lạp được diễn ra theo đúng tiến độ, đã xuất hiện những lo sợ cho rằng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ đột ngột tạm dừng khoản giải cứu thứ ba dành cho quốc gia này.

* Hy Lạp quyết tâm tư nhân hóa để thoát khỏi cảnh ngân sách cạn kiệt

* Hy Lạp rón rén mở lại ngân hàng

Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde (đứng giữa)

Theo dự kiến, ông Jack Lew sẽ viếng thăm Frankfurt, Berlin và Paris trong 2 ngày 16 và 17/07 để thảo luận về tình hình Hy Lạp với những quan chức tài chính cấp cao, trong đó có cả Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Mario Draghi và hai Bộ trưởng Tài chính của Pháp và Đức.

Chuyến đi của ông diễn ra vào một thời điểm hết sức quan trọng trong cuộc khủng hoảng Hy Lạp, với việc Quốc hội nước này đã bỏ phiếu vào thứ Tư tuần trước về những cải cách sâu rộng và cắt giảm chi tiêu.

Trong khi đó, IMF lại “khuấy tung” các mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Hy Lạp và các chủ nợ, những người vừa mới đồng ý đàm phán về gói cứu trợ trị giá 86 tỷ Euro, bằng cách nói rằng việc giảm nợ cho Hy Lạp là cần thiết.

Theo hãng tin Reuters, nghiên cứu của IMF cho thấy rằng dù Hy Lạp phải tuân theo chương trình cải cách chặt chẽ nhưng quốc gia này vẫn cần giảm nợ nhiều hơn nữa so với mức mà các Chính phủ châu Âu khác sẵn lòng xem xét. Và nghiên cứu đó đã được sử dụng như là một phần của những cuộc thương lượng vào cuối tuần trước với các Bộ trưởng Tài chính và những nhà lãnh đạo của khối Euro.

Cũng theo cơ quan tin tức trên, các quốc gia châu Âu sẽ phải cho Hy Lạp thời hạn 30 năm để trả hết lãi cho tất cả các món nợ ở châu Âu của họ, gồm cả những khoản vay mới và gia hạn thêm thời gian đáo hạn, nếu không, châu Âu phải chấp nhận “các khoản trả nợ bị cắt giảm mạnh” đối với các khoản vay hiện tại.

Một điều khá mỉa mai, đây không phải là lần đầu tiên IMF kêu gọi giảm nợ cho Hy Lạp do quốc gia này đã không trả nổi món nợ 1.6 tỷ Euro cho IMF đúng hạn hồi tháng trước và 456 triệu Euro hồi đầu tuần trước.

Những cuộc “đào tẩu” và những điều phá vỡ thỏa thuận

Đã có những lo ngại về thời điểm tung ra cuộc nghiên cứu này: chỉ một ngày trước thời hạn chót cho Quốc hội Hy Lạp thông qua luật cải cách. Các nhà phân tích cho rằng sự ủng hộ của IMF dành cho việc giảm nợ giờ đây có thể là điều khiến cho thỏa thuận giải cứu Hy Lạp bị phá sản.

Thêm vào đó, IMF cũng đã phát đi tín hiệu rằng họ sẽ không bỏ 16.4 tỷ Euro của mình vào khoản giải cứu thứ ba nếu không có việc giảm nợ, theo thông báo IMF gửi các nhà lãnh đạo châu Âu cuối tuần trước.

"Thật thú vị khi IMF đã ‘nhảy vào’ ngay trước cuộc bỏ phiếu. Khi một trong các chủ nợ nói rằng cần phải có gia hạn nợ ở mức độ như thế thì điều đó cho bạn biết rằng kế hoạch đó là không hề khả thi", Adam Myers, Giám đốc bộ phận nghiên cứu ngoại hối châu Âu phát biểu.

Myers tin rằng sự chấp thuận giảm nợ của chủ nợ chỉ còn là vấn đề thời gian trong vài tuần tới, “vì nếu không làm vậy thì họ cũng sẽ lại làm điều này trong vài tháng tới thôi”.

Trước cuộc gặp của Jack Lew với Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble, một nhà phân tích từng cho rằng thỏa thuận này chưa thể tháo gỡ được những vấn đề với Hy Lạp nếu như không có sự giảm nợ.

“Nếu nước Đức muốn IMF ủng hộ thì có vẻ như họ sẽ phải chịu giảm nợ hoặc là phải ‘mạo hiểm’ thỏa thuận đó với việc Hy Lạp ra đi,” Jasper Lawler, chuyên viên phân tích thị trường tại CMC Markets phát biểu.

Chuyến thăm của ông Lew tới châu Âu diễn ra trong bối cảnh chính trị rắc rối ở Hy Lạp trước cuộc bỏ phiếu cải cách và sự lo lắng ở châu Âu về chuyện Quốc hội Hy Lạp sẽ bỏ phiếu như thế nào.

Các bộ luật về cải cách sâu rộng và cắt giảm chi tiêu phải được Quốc hội Hy Lạp thông qua để quốc gia này có thể nhận được gói giải cứu thứ ba. Có thể đoán trước được rằng, những người giữ vững lập trường trong Đảng Syriza của Tsipras đang phản đối các biện pháp cắt giảm và mong Hy Lạp “đào tẩu”, nghĩa là một sự cải tổ nhân sự trong nội các cũng là điều có thể xảy ra trong vài ngày tới.

Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình hôm thứ Ba tuần trước, Thủ tướng Alexis Tsipras đã bảo vệ thỏa thuận về gói giải cứu 86 tỷ Euro (tương đương 95.2 tỷ USD) khi cho rằng gói giải cứu này là cần thiết để ngăn chặn việc Hy Lạp rời khỏi Eurozone và ông không còn chọn lựa nào khác.

Tuy nhiên, ông cũng nói rằng, ông “không hề tin tưởng vào thỏa thuận đó”, một bình luận có thể khiến cho các chủ nợ châu Âu, vốn đã không tin rằng Hy Lạp sẽ tuân thủ chặt chẽ theo thỏa thuận giải cứu mới, không kém phần lo lắng.

Nhã Thanh (Theo CNBC)

Các tin tức khác

>   Du lịch Hàn Quốc có thể thất thu gần 10 tỷ USD do dịch MERS (21/07/2015)

>   Cựu phó chủ tịch FIFA nộp 10 triệu USD để được tại ngoại (21/07/2015)

>   Toshiba dính bê bối kế toán 1,2 tỷ USD (21/07/2015)

>   Ngân hàng Phát triển Mới của khối BRICS đi vào hoạt động (21/07/2015)

>   Kinh tế Mỹ và Anh cùng "chạy đà" trong cuộc đua tăng lãi suất (21/07/2015)

>   ‘Bẫy' nợ 42 tỉ USD thách thức Tổng thống Putin (21/07/2015)

>   Hy Lạp quyết tâm tư nhân hóa để thoát khỏi cảnh ngân sách cạn kiệt (21/07/2015)

>   Giới đầu cơ giá lên rút lui khi vàng lao dốc chóng mặt (20/07/2015)

>   Trung Quốc mua hơn 100 tấn vàng mỗi năm (20/07/2015)

>   Barclays sắp sa thải hơn 30.000 người (20/07/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật