Thứ Năm, 02/07/2015 07:42

Chuyên gia Ngân hàng Anh: Tăng lãi suất sớm là việc "nguy hiểm"

Theo nhà kinh tế trưởng Andy Haldane của Ngân hàng Anh (BoE), BoE nên tránh tăng lãi suất sớm do thắt chặt chính sách tiền tệ quá sớm là việc “nguy hiểm,” dù cho mức tăng lương của người lao động đang ở mức cao nhất trong 5 năm qua.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Telegraph)

Ông Andy Haldane nói rằng những tác động tiêu cực của đồng bảng mạnh đối với nền kinh tế có thể sẽ át đi những ảnh hưởng tích cực có được nhờ thu nhập tăng lên. Việc đồng bảng tăng 3% giá trị kể từ tháng Năm có thể làm giảm tỷ lệ lạm phát và nhịp độ tăng trưởng của nước này thêm 0,2 điểm phần trăm, trong phạm vi hai năm BoE đặt ra để quyết định chính sách.

Trong khi đó, tần suất người dân Anh quốc chuyển đổi việc làm hay nhà ở không thay đổi, so với thời điểm trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, cho thấy thói quen “tránh rủi ro” của người dân gây ra những tác động tiêu cực có tính dài hạn đối với nền kinh tế Anh.

Người tiêu dùng nước này cũng thường tiết kiệm thay vì chi tiêu mạnh tay khi tình hình kinh tế khả quan hơn, ví dụ như tại thời điểm giá dầu thế giới giảm.

Thêm vào đó, ông Haldane cũng cảnh báo nước Anh và những nền kinh tế lớn khác vẫn đang phải gánh chịu “vết sẹo” để lại từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua, kìm hãm nhịp độ tăng trưởng và kéo dài thời gian duy trì lãi suất ở mức thấp.

Nhận định trên của nhà kinh tế trưởng Haldane trái chiều với quan điểm của một số nhà hoạch định chính sách khác của BoE, như ông Martin Weale, người ủng hộ kế hoạch tăng lãi suất sớm.

Nền kinh tế Anh quốc đang chứng kiến nhiều tín hiệu tích cực, với tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp kỷ lục và nhịp độ tăng trưởng mạnh trong tám tháng cuối năm 2014.

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Hy Lạp có thể chấp nhận các yêu sách của chủ nợ với một số điều kiện (01/07/2015)

>   WB cảnh báo hệ thống tài chính Trung Quốc lỗi thời (01/07/2015)

>   Châu Âu thiệt hại ra sao khi ​Hi Lạp rời khối đồng euro? (01/07/2015)

>   Trung Quốc thông qua thỏa thuận lập ngân hàng khối BRICS (01/07/2015)

>   "Bóng ma" khủng hoảng nợ Hy Lạp không đủ sức ám ảnh Fed (01/07/2015)

>   Hàng chục nghìn người góp tiền trả nợ cho Hy Lạp (01/07/2015)

>   Nhà đầu tư Bitcoin thấy cơ hội từ khủng hoảng Hy Lạp (01/07/2015)

>   Người Hi Lạp rầu rĩ về tương lai đất nước (01/07/2015)

>   Úc trở thành cổ đông lớn trong Ngân hàng AIIB (01/07/2015)

>   Hy Lạp vỡ nợ, EU từ chối cứu trợ (01/07/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật