Thuế núp phí, phí chồng phí - phải được bóc tách
Nhà nước của dân, do dân, vì dân đứng ra cung cấp dịch vụ công cho người dân, và đổi lại người dân phải trả tiền cho dịch vụ này một cách gián tiếp thông qua thuế, phí và lệ phí. Ngược lại, thuế, phí và lệ phí cũng phải thu tương xứng với số lượng, chất lượng dịch vụ công mà nhà nước và các tổ chức khác tham gia cung cấp dịch vụ công.
Nếu quan hệ này không tương xứng thì thuế, phí và lệ phí trở thành công cụ tận thu người dân.
Thuế, phí, lệ phí gắn liền ngân sách là vấn đề của lập pháp
Để hạn chế việc thu thuế, phí, lệ phí một cách bừa bãi, không biết khoan sức dân, triệt tiêu động lực kinh tế của doanh nhân, thì ngay từ thời tiền cách mạng tư sản, nhân dân các nước đã thỏa thuận với nhà vua, vấn đề thuế, phí, lệ phí sẽ không do hành pháp quyết định mà phải do một cơ quan dân cử - ban đầu là viện nguyên lão, lâu dần tiến triển thành nghị viện.
Bởi vậy, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, tại báo cáo thẩm tra dự thảo Luật Phí và Lệ phí hoàn toàn có lý khi cho rằng: Quốc hội phải là cơ quan quyết định “danh mục chi tiết các khoản phí, lệ phí... và phân cấp các loại phí và lệ phí giữa trung ương và địa phương ngay trong luật” chứ không nên giao cho Chính phủ quy định chi tiết như dự thảo hiện nay, bởi đây là vấn đề rất ảnh hưởng đến “quyền và nghĩa vụ công dân”.
Hơn nữa, đây không phải là lĩnh vực mới, mà chúng ta đã có kinh nghiệm 13 năm thực hiện Pháp lệnh Phí và Lệ phí; các quan hệ đã đi vào ổn định; các vấn đề đã được nhìn nhận rõ nét rồi.
... đọc tiếp tại đây
Võ Trí Hảo
tbktsg
|