Thứ Hai, 22/06/2015 14:03

Số phận Hy Lạp đang ở thời khắc quyết định

Người dân Hy Lạp hôm Chủ Nhật đã tụ tập tại Athens để hối thúc các nhà lãnh đạo của mình chống đối các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” khi nước này thực hiện nỗ lực cuối cùng để thuyết phục châu Âu gấp rút giải ngân khoản cứu trợ còn lại.

 

Thủ tướng Hy Lạp, Alexis Tsipras, đã trao đổi qua điện thoại với Thủ tướng Đức Angela Merkel và các nhà lãnh đạo của Pháp cũng như Ủy ban châu Âu (EC) trước ngày diễn ra cuộc họp thượng đỉnh. Đây là cuộc họp khẩn cấp được tổ chức vào ngày thứ Hai theo giờ địa phương và có thể quyết định tương lai của Hy Lạp tại Eurozone.

“Thủ tướng đã trình bày đề xuất của Hy Lạp tới 3 nhà lãnh đạo nhằm đạt được một thỏa thuận có lợi cho tất cả các bên, qua đó đưa ra một giải pháp dứt khoát chứ không trì hoãn giải quyết vấn đề này”, văn phòng của Thủ tướng Tsipras cho biết trong thông báo.

Ông Tsipras biết rằng nếu không đạt được thỏa thuận với châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Hy Lạp có thể đối mặt với nguy cơ vỡ nợ - khi không thể thanh toán khoản vay 1.5 tỷ EUR cho IMF trong tháng này – và buộc phải rời khỏi Eurozone.

Hệ thống ngân hàng Hy Lạp đang rung chuyển bởi lo lắng rằng người dân nước này sẽ đua nhau rút tiền. Hiện các ngân hàng Hy Lạp chỉ có thể duy trì được hoạt động nhờ nguồn vốn hỗ trợ khẩn cấp từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Tuy nhiên, nguồn vốn hỗ trợ này không thể kéo dài mãi mãi và không được đảm bảo nếu Hy Lạp vỡ nợ.

Thủ tướng Tsipras đã đắc cử vào tháng 1 năm nay nhờ cam kết nới lỏng các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” – bao gồm các khoản cắt giảm chi tiêu và nâng thuế - điều kiện để Hy Lạp nhận được khoản cứu trợ quốc tế có tổng trị giá 240 tỷ EUR trong 5 năm vừa qua.

Số tiền này đã giúp Hy Lạp tồn tại khi nước này không thể vay được tiền từ các thị trường tài chính. Tuy nhiên, khoản vay cuối cùng trị giá 7.2 tỷ EUR đã bị giữ lại trong lúc chờ đợi thỏa thuận về các biện pháp cải cách kinh tế hơn nữa.

Nhiều người Hy Lạp cho rằng đã quá đủ. Nền kinh tế nước này đã sụt giảm hơn 25%, và ¼ người dân Hy Lạp đang thất nghiệp trong khi lương bổng và hưu trí cũng sụt giảm. Và ông Tsipras đã từ chối chấp thuận các điều khoản của giói cứu trợ.

Trong khi đó, châu Âu và IMF vẫn rất cứng rắn khi cho rằng họ không thể giải ngân thêm tiền nếu Hy Lạp không sẵn sàng thực hiện các biện pháp cần thiết để tồn tại bằng khả năng của mình và đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo bình thường. Châu Âu và IMF đã đề cập đến trường hợp của Ireland và Bồ Đào Nha, hai quốc gia vừa trải qua cơ chế giải cứu khắc nghiệt và đang tăng trưởng trở lại.

Như vậy, các cuộc đàm phán kéo dài 4 tháng qua đã không đi về đâu và cuộc họp thượng đỉnh ngày thứ Hai là một sự kiện “sống còn” đối với Hy Lạp. Theo đó, các quan chức tài chính châu Âu sẽ cố gắng lần nữa với cuộc họp vào sáng ngày thứ Hai để đạt được thỏa thuận trước khi các nhà lãnh đạo Eurozone, bao gồm Thủ tướng Đức Merkel và Thủ tướng Hy Lạp Tsipras, nhóm họp vào cuối ngày hôm đó tại Brussels.

Hầu hết những người Hy Lạp được thăm dò đều muốn ở lại Eurozone nhưng số khác lại cho rằng nước này có thể trả giá khá đắt.

“Tôi không lo lắng về Eurozone. Chúng tôi có thể tìm kiếm các đối tác khác như Trung Quốc, Nga”, một nhân viên y tế tên Ioanna Tsironis cho biết quan điểm của mình. Được biết, lương của nhân viên y tế này đã bị cắt giảm 40% trong vòng 3 năm qua.

Những người tham gia biểu tình chống lại các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” của Hy Lạp hôm Chủ Nhật cũng kêu gọi Chính phủ tiếp tục phản đối các yêu cầu cắt giảm lương hưu của các chủ nợ.

“Tôi may mắn vì được sống cùng cha mẹ đã nghỉ hưu và có lương hưu. Nhưng vẫn còn rất nhiều người không được may mắn như vậy vì họ không có gia đình hỗ trợ”, chia sẻ của Konstantinos Papageorgiou – người đã tốt nghiệp đại học cách đây 2 năm và hiện vẫn đang thất nghiệp. Người này cho biết thêm: “Chính phủ hiện tại đang làm một việc rất đúng đắn”.

Phước Phạm (Theo CNN Money)

Các tin tức khác

>   Anh có kế hoạch cắt giảm 12 tỷ bảng chi tiêu phúc lợi xã hội (22/06/2015)

>   Italy muốn truy tố Bank of China do liên quan đến rửa tiền (22/06/2015)

>   Bỉ dỡ bỏ lệnh phong tỏa tài sản các cơ quan ngoại giao Nga (21/06/2015)

>   Các nhà lãnh đạo EU kêu gọi Hy Lạp thỏa hiệp trước hội nghị khẩn cấp (21/06/2015)

>   Nga lên án Liên minh châu Âu gia hạn các biện pháp trừng phạt (21/06/2015)

>   Rủi ro và cơ hội nào cho nhà đầu tư tại AIIB? (22/06/2015)

>   Vàng nhảy gần 2% trong tuần tỏa sáng thứ 2 liên tiếp (20/06/2015)

>   Xăng dầu thế giới đồng loạt hạ giá mạnh (20/06/2015)

>   Anh: Chất lượng sống tăng cao thúc đẩy chi tiêu và giá nhà ở (20/06/2015)

>   EU thiệt hại 114 tỷ USD vì cấm vận Nga (20/06/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật