Thứ Năm, 25/06/2015 13:38

Mới bán được hai doanh nghiệp nhà nước

Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước vẫn quá chậm trễ, khi đã nửa năm đi qua, mới chỉ thực hiện cổ phần hoá được 61 công ty, đạt 21% và thoái vốn chỉ đạt 15% kế hoạch.

Tại cuộc họp giao ban về tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) sáng 25/6, Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp của Chính phủ cho biết, 6 tháng đầu năm, mới chỉ có 61 doanh nghiệp trên tổng số 289 doanh nghiệp hoàn thành cổ phần hoá, đạt 21% kế hoạch.

Trong số còn lại, 127 doanh nghiệp vẫn đang trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp, 44 doanh nghiệp mới có quyết định công bố giá trị.

Ngoài ra, 6 tháng đầu năm cũng đã bán được 2 doanh nghiệp Nhà nước, giải thể 1 doanh nghiệp, sáp nhập 1 doanh nghiệp và chuyển thành mô hình Công ty TNHH hai thành viên 3 doanh nghiệp.

Không chỉ chậm cổ phần hoá, việc thoái vốn ngành ngoài cũng không đạt kết quả như mong đợi. Các tập đoàn, tổng công ty chỉ mới thoái vốn được 3.368 tỷ đồng, bằng 15% kế hoạch phải thoái 22.363 tỷ đồng tổng vốn đầu tư vào 5 lĩnh vực nhạy cảm gồm bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng tài chính,...

Ban chỉ đạo đánh giá, Chính phủ còn bổ sung thêm 125 doanh nghiệp cần cổ phần hoá trong năm nay, nâng tổng số doanh nghiệp phải hoàn thành cổ phần hoá lên 414 đơn vị. Cùng đó, việc thoái vốn các lĩnh vực nhạy cảm chỉ còn 6 tháng để hoàn tất mục tiêu nhưng vẫn còn tới 85% tổng số vốn phải thoái.

Do vậy, muốn hoàn thành kế hoạch cổ phần hoá thì chắc chắn, các bộ ngành địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải quyết tâm cao độ.

Tuy nhiên, ngay cả việc ban hành chính sách cơ chế cho tái cơ cấu của các bộ ngành cũng còn chậm.

Có tới 7 dự thảo Nghị định, Quyết định và đề án chiếm 63% kế hoạch đã hết thời hạn nhưung các bộ vẫn chưa trình được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Trong đó, Bộ KH-ĐT nợ tới 4 dự thảo với các nội dung rất quan trọng như dự thảo Nghị định về công bố thông tin của Công ty TNHN một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn, hay như báo cáo rà soát các tập đoàn, tổng công ty nhà nước,...

Bộ Tài chính cũng nợ 2 dự thảo là Nghị định về quy định đầu tư vốn Nhà nước vào DN, Nghị định về giám sát hiệu quả công khai thông tin hoạt động của DN.

Ban chỉ đạo cũng nhấn mạnh, một trong những nguyên nhân gây chậm trễ quá trình cổ phần hoá chính là việc Bộ Tài chính chậm trình dự thảo thể chế hoá 9 nội dung trong Nghị quyết của Chính phủ về việc xử lý cổ phần hoá DNNN.

Phạm Huyền

vietnamnet

Các tin tức khác

>   IPO Cảng Sài Gòn: 39 nhà đầu tư đăng ký mua hơn 45 triệu cp (26/06/2015)

>   IPO Cơ khí Đóng tàu - Vinacomin: 1 cá nhân trúng thầu với giá 23,500 đồng/cp (24/06/2015)

>   IPO Nội thất Xuân Hòa: Khối lượng đăng ký mua gấp rưỡi lượng chào bán (24/06/2015)

>   2 nhà đầu tư đăng ký mua hơn 4.7 triệu cp của CTCP Sơn Chất Dẻo (24/06/2015)

>   Đề cao tính minh bạch trong cổ phần hóa DNNN (23/06/2015)

>   IPO Dịch vụ Tràng Thi: 2 cá nhân "hốt" hết 3.1 triệu cp giá tới 82,000 đồng/cp (22/06/2015)

>   VNPT đấu giá 1.32 triệu cp Tin học - Viễn thông Hàng không giá khởi điểm 16,900 đồng/cp (23/06/2015)

>   Phim Giải Phóng IPO hơn 12 triệu cp, giá khởi điểm 10,000 đồng/cp (22/06/2015)

>   Tổng công ty điện lực TPHCM thoái 350,00 cp CTCP Điện cơ (18/06/2015)

>   Thoái vốn theo lô tại một số doanh nghiệp (17/06/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật