Thứ Ba, 30/06/2015 10:35

E sẽ hết tài nguyên

Các địa phương đang ngày càng dựa vào một hai doanh nghiệp lớn của tư nhân để thực hiện các dự án phát triển ở địa phương. Nhiều nguồn lực chung đang được ưu ái giao cho các tập đoàn này. Điều này có hệ lụy sâu xa từ thể chế, khi chúng ta vẫn quy định đất đai thuộc và nhiều nguồn lực khác là thuộc sở hữu toàn dân, mà thực tế là chỉ có một nhóm nhỏ được quyết. Đây là hệ lụy của cơ chế nhà nước kiểm soát thị trường, người có quyền ban phát cho người này, người kia.

Khai thác tài nguyên để xuất khẩu không phải là hướng phát triển bền vững. Ảnh: Đặng Hiếu/báo Hải Quan

Doanh nghiệp đọc được tín hiệu đó, họ kết nối với quan chức để hưởng lợi. Cấp xã có doanh nghiệp cấp xã, huyện có doanh nghiệp cấp huyện, tỉnh có doanh nghiệp tỉnh. Anh Vũ Ngọc Hoàng (Phó ban Tuyên giáo Trung ương) có hỏi, tôi khẳng định là ngày nay, đây là hiện tượng rất phổ biến ở khắp các tỉnh thành. Về bản chất, đây là chủ nghĩa tư bản thân hữu.

Tôi là người ủng hộ sự phát triển của khu vực doanh nghiệp tư nhân, nhưng hoàn toàn không thấy vui mừng gì với xu thế như vậy. Sự phát triển của các “đại gia” như vậy còn đáng lo hơn sự độc quyền của doanh nghiệp nhà nước. Sự phát triển như vậy sẽ ngoài tầm kiểm soát của thị trường, của Nhà nước.

Khi doanh nghiệp lớn đó được chỉ định những dự án lớn, cấp các lô đất vàng, thì rõ ràng họ tạo ra bất công xã hội. Các doanh nghiệp khác có phấn đấu bao nhiêu, có năng lực thế nào, mà không có quan hệ thì không thể nào phát triển được. Có nghĩa là họ làm thui chột hết động lực phát triển xã hội. So cái được và cái mất, thì cái mất rất nhiều.

Sự phát triển như vậy làm triệt tiêu các cơ hội phát triển của các doanh nghiệp khác, làm thui chột tiềm năng phát triển của tỉnh đó, cũng như của quốc gia. Họ không phát triển thần kỳ do tài năng quản trị, ứng dụng khoa học kỹ thuật, mà là bắt tay với chính quyền. Với cách thức như vậy, các doanh nghiệp đó không thể ra cạnh tranh toàn cầu được.

Lẽ ra các cơ quan dân cử phải giám sát được quá trình này. Đáng tiếc là lại không. Tôi e là xu hướng còn tiếp tục đến khi chia hết tài nguyên thì thôi nếu không có gì ngăn lại.

Nguyễn Đình Cung/ Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

tbktsg

Các tin tức khác

>   Câu chuyện xuất lậu quặng sắt (24/06/2015)

>   Một nhát cắt, doanh nghiệp mất 10 nghìn USD (19/06/2015)

>   Mở cửa thị trường thép: Doanh nghiệp trong nước khó chống đỡ (16/06/2015)

>   Ngành thép lo ứng phó với sức ép từ FTA (14/06/2015)

>   Cay đắng dự án thép tỷ đô: Phá sản là may (13/06/2015)

>   Chật vật vì quy định ký quỹ (10/06/2015)

>   Tôn, thép Việt Nam đối mặt với nguy cơ từ tranh chấp thương mại (08/06/2015)

>   Tiêu thụ xi măng tăng trưởng khá (04/06/2015)

>   Dự án thép hàng tỉ đô la có thể bị rút giấy phép (03/06/2015)

>   Thép tăng giá 100.000 đồng/tấn (03/06/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật