Thứ Ba, 23/06/2015 07:55

Đại gia phá luật, lobby chính sách: Các bộ đều biết cả?

"Có những Tập đoàn kinh tế lobby chính sách giỏi đến mức bẽ gãy luôn cả luật. Các bộ đều hiểu vấn đề này cả", Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Thanh Hoá bức xúc.

Các bộ thực thi chính sách tốt ở đâu?

Với ý nghĩa là kết quả doanh nghiệp chấm điểm việc xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật kinh doanh của 14 bộ ngành, lễ công bố chỉ số MEI 2014 của VCCI chiều 22/6 rất được cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa mong đợi.

Tuy nhiên, vào cuối buổi lễ, có những ý kiến đưa ra đã không giấu nổi sự hoài nghi về năng lực của các bộ ngành.

"Các bộ được đánh giá là tổ chức thi hành văn bản pháp luật về kinh doanh khá tốt, cải thiện nhất trong 5 chỉ số. Nhưng thực chất, việc thi hành các văn bản này nhiều khi là mang tính áp đặt", ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội ô tô vận tải Việt Nam chia sẻ.

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Thanh Hoá thẳng thắn: "Có những Tập đoàn kinh tế lobby chính sách giỏi đến mức bẽ gãy luôn cả luật. Các bộ đều hiểu vấn đề này cả".

"Tôi không tiện nêu tên ở đây, nhưng có những bộ còn tuyên bố, anh thích cắp cặp đi đâu kiến nghị thì đi", ông giãi bày.

Sự thất vọng của những đại diện cộng đồng doanh nghiệp thể hiện rõ khi ông Thanh nhìn quanh và nói: "Hội trường giờ chỉ còn có báo chí là chủ yếu. Chúng ta có thấy các anh chị ở các bộ ngồi đây đâu, ngoài trừ vài người".

Bởi theo ông, hình ảnh này quá tương phản với buổi lễ Công bố năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, cũng là VCCI thực hiện, tổ chức lại khách sạn Melia rất hoành tráng, hội trường đông nghịt. Chủ tịch, Phó Chủ tịch các tỉnh đều tham gia đông đủ, nhất là các tỉnh tăng điểm. Họ đến dự để còn chúc tụng, ăn mừng.

Chỉ số MEI 2014 đã đánh giá 14 bộ ngành về 5 lĩnh vực gồm soạn thảo văn bản pháp luật; chất lượng văn bản; mức độ công khai thông tin và tuyên truyền; khâu tổ chức thi hành và khâu rà soát kiểm tra việc thi hành pháp luật.

Kết quả khảo sát cho thấy, mặc dù khâu soạn thảo văn bản bị cho là dở nhất, khi âm tới 4,16% điểm thì công tác tổ chức thi hành pháp luật lại được cho là có cải thiện nhất, khi tăng tới 25,95% điểm so với bảng xếp hàng kỳ trước, năm 2012.

Nhóm nghiên cứu đã kết luận, các Bộ đã không chỉ còn thực hiện vừa đủ nghĩa vụ đặt ra mà bắt đầu có những nỗ lực nhất định để thực hiện trách nhiệm của mình một cách hiệu quả hơn.

Nản vì chính sách lạc hậu

Không chỉ doanh nghiệp, bà Dương Thanh Mai, nguyên là cán bộ Bộ Tư Pháp cũng băn khoăn trước bảng điểm có vẻ tươi sáng về việc xây dựng và thực thi pháp luật kinh doanh của các bộ ngành.

Bà bộc lộ: "Chỉ số thi hành pháp luật khá đã thực sự chính xác hay chưa?"

Bà Mai cho hay, năm 2014, có 111 văn bản hướng dẫn chi tiết các quy định của Luật nhưng chỉ có 18,5% số văn bản này có thời điểm hiệu lực cùng với luật và pháp lệnh. Còn lại, trên 26% văn bản hướng dẫn có thời gian hiệu lực chậm trên 6 tháng so với hiệu lực của Luật và pháp lệnh. Thậm chí, 70% các văn bản hướng dẫn là ban hành chậm trên 2 tháng so với hiệu lực của Luật, trong đó, 50% là chậm trên 24 tháng.

Đó cũng là lý do mà VCCI đánh giá, hiệu quả của việc soạn thảo văn bản pháp luật kinh doanh là thấp nhất.

"VCCI nên cân nhắc việc đánh giá cụ thể điểm yếu này và thống kê các văn bản hướng dẫn chậm ban hành sau khi Luật có hiệu lực. Bởi sự chậm trễ đó sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho đời sống kinh doanh, cả về pháp lý, đối nội, đối ngoại", bà Mai đề nghị.

Trước đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng đã chia sẻ: "Khi làm ở VCCI, tôi nhiều lúc khá nản. Từ dự thảo đầu tiên cho đến khi văn bản được ban hành, qua mấy chục phiên bản, nội dung không khác nhau nhiều mấy. Nhưng khi đó, thực tế cuộc sống đã khác rất nhiều rồi".

Chưa kể, "có những vấn đề doanh nghiệp kêu triền miên từ năm nay qua năm khác, quá nhiều cuộc đối thoại giữa Chính phủ, bộ ngành với doanh nghiệp mà rồi, vẫn không thay đổi căn cơ gì", bà cho biết.

Vị cựu phó chủ tịch VCCI đề nghị: "Môi trường kinh doanh thay đổi hàng ngày, các Bộ nên làm sao tăng tốc ban hành văn bản pháp luật kịp thời. Đừng nên kéo dài quy trình, để đến lúc ra được chính sách thì lại gây thất vọng, vì lạc hậu với cuộc sống và không đáp ứng yêu cầu mới của xã hội".

Bà cũng cho rằng, các bộ nên coi doanh nghiệp là đối tác thay vì là đối tượng trong quá trình xây dựng chính sách. Việc tham vấn chính sách phải diễn ra thực sự, không hình thức, không phải cứ hỏi rồi không nghe.

Chỉ số MEI 2014 dựa trên kết quả khảo sát 228 hiệp hội doanh nghiệp.

Về tổng thể, Bộ Giao thông và vận tải đứng đầu về mức độ cải thiện, khi tăng tới 27,58% điểm.

Cụ thể ở 5 lĩnh vực, Bộ KHĐT đứng đầu về hiệu quả khâu soạn thảo, Bộ NN& PTNT đứng đầu về chất lượng văn bản, Bộ TT&TT đứng đầu về minh bạch văn bản, Ngân hàng Nhà nước đứng đầu về tổ chức thi hành văn bản, Bộ Giao thông vận tải đứng đầu về việc rà soát, hậu kiểm việc thực thi văn bản pháp luật.

Ngược lại, Bộ Văn hoá thể thao và du lịch đứng cuối về khâu soạn thảo văn bản, Bộ Y tế đứng cuối về chất lượng văn bản và cuối cả về khâu hậu kiểm, rà soát thực thi văn bản, Bộ VHTT&DL đứng cuối về minh bạch văn bản chính sách, Bộ Tài nguyên và môi trường tổ chức thi hành văn bản kém nhất.

Về xử lý vi phạm của các cán bộ công chức, Bộ Công Thương làm tốt nhất, trong khi Ngân hàng Nhà nước xử lý kém nhất.

Chỉ số MEI 2014 dựa trên kết quả khảo sát 228 hiệp hội doanh nghiệp.

Về tổng thể, Bộ Giao thông và vận tải đứng đầu về mức độ cải thiện, khi tăng tới 27,58% điểm.

Cụ thể ở 5 lĩnh vực, Bộ KHĐT đứng đầu về hiệu quả khâu soạn thảo, Bộ NN& PTNT đứng đầu về chất lượng văn bản, Bộ TT&TT đứng đầu về minh bạch văn bản, Ngân hàng Nhà nước đứng đầu về tổ chức thi hành văn bản, Bộ Giao thông vận tải đứng đầu về việc rà soát, hậu kiểm việc thực thi văn bản pháp luật.

Ngược lại, Bộ Văn hoá thể thao và du lịch đứng cuối về khâu soạn thảo văn bản, Bộ Y tế đứng cuối về chất lượng văn bản và cuối cả về khâu hậu kiểm, rà soát thực thi văn bản, Bộ VHTT&DL đứng cuối về minh bạch văn bản chính sách, Bộ Tài nguyên và môi trường tổ chức thi hành văn bản kém nhất.

Về xử lý vi phạm của các cán bộ công chức, Bộ Công Thương làm tốt nhất, trong khi Ngân hàng Nhà nước xử lý kém nhất.

Phạm Huyền


Phạm Huyền

vietnamnet

Các tin tức khác

>   Vẫn được chọn hưởng BHXH một lần (22/06/2015)

>   Xả nước thải ô nhiễm, ôtô Trường Hải bị phạt 168 triệu đồng (22/06/2015)

>   Việt Nam sản xuất vắc xin đủ tiêu chuẩn xuất khẩu (21/06/2015)

>   Bắt nguyên kế toán trưởng công ty xổ số Bạc Liêu (20/06/2015)

>   Triều Tiên tuyên bố có "thuốc tiên" chữa AIDS, Ebola, SARS và MERS (20/06/2015)

>   Dùng ATM giả, 1 người nước ngoài chiếm đoạt hàng tỷ đồng (19/06/2015)

>   Doanh nghiệp FDI biến mất: Không nợ, để lại tài sản lớn (19/06/2015)

>   Microsoft bất ngờ cho nghỉ việc một lúc 4 lãnh đạo cấp cao (18/06/2015)

>   2016, Quốc hội giám sát chuyên đề gì? (18/06/2015)

>   Nguyên phó giám đốc Agribank Bình Chánh lãnh 8 năm tù (18/06/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật