Thứ Tư, 03/06/2015 18:11

Chuyên gia dự đoán kinh tế Trung Quốc sẽ đối mặt với nhiều rủi ro

Triển vọng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể diễn biến tệ hơn trước khi tiến triển tích cực, khi nhiều chuyên gia phân tích cho rằng Bắc Kinh cần thời gian để những cải cách kinh tế đem lại hiệu quả.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2014 của Trung Quốc tăng trưởng 7,4%, mức thấp nhất kể từ năm 1990 và Bắc Kinh đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% trong năm nay. Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 6,8% năm 2015 và 6,25% năm 2016.

Nhiều nhà kinh tế cho rằng khủng hoảng kinh tế khó có thể xảy ra tại Trung Quốc, song nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này sẽ chưa thể lấy lại đà tăng trưởng nhanh, khi những cải cách là một phần nguyên nhân làm chậm nhịp độ tăng trưởng.

Wang Jun, nhà kinh tế tại Trung tâm nghiên cứu kinh tế quốc tế Trung Quốc, cho rằng: “Trong năm nay, chúng tôi chưa thấy (kinh tế Trung Quốc chạm) mức đáy. Kinh tế sẽ tăng trưởng ổn định, song rất khó để đánh giá tình hình trong năm tới vì điều này phụ thuộc vào tiến độ Trung Quốc thực hiện các điều chỉnh cấu trúc.”

Mặc dù Bắc Kinh đã liên tiếp cắt giảm lãi suất và khuyến khích các ngân hàng cho vay nhiều hơn, song những biến động trên thị trường chứng khoán Trung Quốc thời gian vừa qua khiến giới phân tích cho rằng chính phủ nước này sẽ tiếp tục phải bơm thêm tiền vào nền kinh tế, bên cạnh những chỉ dấu cho thấy kinh tế Trung Quốc đang thiếu động lực hoặc có dấu hiệu xấu hơn trong năm 2015. Sản lượng công nghiệp sụt giảm, sức ép giảm phát gia tăng, trong khi nhu cầu tiêu thụ nội địa và nước ngoài yếu.

Tỷ lệ thất nghiệp dù ở mức thấp 4%, song ngay cả các quan chức Trung Quốc cũng bày tỏ sự nghi ngờ về độ tin cậy của con số này. Các khảo sát độc lập cho thấy sức ép thất nghiệp đang gia tăng và chính quyền địa phương đang tìm cách bảo vệ việc làm tại các doanh nghiệp nhà nước.

Truyền thông Trung Quốc cuối tuần qua đăng tải bình luận của một chuyên gia kinh tế dự báo quá trình phục hồi của nước này sẽ diễn tiến theo hình chữ “L” chứ không phải là chữ “V”. Để kinh tế Trung Quốc thực sự phục hồi bền vững, chuyên gia này khuyến cáo Bắc Kinh cần theo đuổi những cải cách sâu rộng hơn nữa.

Bắc Kinh hiện đang mắc kẹt trong hai cải cách. Thứ nhất, là những cải cách nhằm xóa bỏ nguồn gốc của sự mất cân bằng, đồng nội tệ bị định giá thấp, các sức ép tài chính và mức tăng lương. Thứ hai là chuyển đổi nền kinh tế dựa trên đầu tư sang tiêu thụ nội địa. Nếu đầu tư giảm xuống, sức ép thất nghiệp sẽ tăng, đồng thời kéo tiêu dùng chậm lại. Đây chính là vấn đề khiến Trung Quốc “đau đầu” tìm cách giải quyết.

Andy Rothman, chiến lược gia tại Matthews Asia, nhận định: “Những rủi ro mà kinh tế Trung Quốc đối mặt là có thật. Không thể phủ nhận khi nền kinh tế phát triển theo định hướng thị trường thì những rủi ro và biến động cũng tăng lên. Chúng ta phải chấp nhận sự thật rằng một nền kinh tế Trung Quốc theo định hướng thị trường cũng sẽ biến động theo xu hướng đó”.

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Thêm 1 tổ chức hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu 2015 (03/06/2015)

>   IMF cảnh báo thách thức kinh tế lớn đối với khu vực Mỹ Latinh (03/06/2015)

>   Ngân hàng Trung ương Ấn Độ cắt giảm lãi suất cho vay ngắn hạn (03/06/2015)

>   Dầu lập đỉnh mới 2015 trên 61 USD/thùng (03/06/2015)

>   Lạm phát trong tháng Năm của Eurozone tăng tốt hơn dự báo (02/06/2015)

>   Đồng JPY giảm giá dữ dội, trader hoang mang (02/06/2015)

>   Hàn Quốc đạt thặng dư tài khoản vãng lai tháng thứ 38 liên tiếp (02/06/2015)

>   Số người thất nghiệp tại Pháp lên mức kỷ lục trong tháng Tư (02/06/2015)

>   Đô la Mỹ tăng giá kỷ lục so với các đồng tiền khác (02/06/2015)

>   HSBC có thể sa thải 20.000 nhân viên (02/06/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật