Thứ Ba, 02/06/2015 13:26

Đô la Mỹ tăng giá kỷ lục so với các đồng tiền khác

Lần đầu tiên kể từ năm 2002, đồng yen Nhật giảm xuống mức thấp kỷ lục: 1 đô la Mỹ đổi được 125 yen; còn đồng đô la Úc cũng xuống mức thấp nhất trong bảy tuần lễ qua, do đô la Mỹ tăng giá mạnh.

Đồng đô la New Zealand chỉ còn ăn được 70 xu Mỹ, mức thấp nhất trong 5 năm qua. Ảnh TL

Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, trong tuần qua đồng đô la Mỹ đã tăng giá mạnh so với 13 trong 16 đồng tiền chính trên thế giới sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen cam kết sẽ tăng lãi suất cơ bản ngay trong năm 2015 này. Nếu Fed tăng lãi suất, nhu cầu mua đô la Mỹ sẽ tăng theo, kéo giá trị của đồng bạc xanh lên cao so với các đồng tiền khác.

Ghi nhận của Bloomberg vào lúc 11 giờ trưa nay 2-6 tại một số thị trường tài chính châu Á cho thấy 1 đô la Mỹ hiện đổi được 124,84 yen Nhật sau khi đạt mức 125,05 yen khi mở cửa giao dịch sáng nay. Đây là mức yếu nhất của đồng yen kể từ tháng 12-2002.

Đồng đô la Úc hiện cũng tăng thêm được 0,4%, lên mức 1 đô la Úc ăn 0,7633 đô la Mỹ, từ mức 0,7598 đô la ngày hôm qua. Tính chung trong một tuần qua, đô la Úc đã giảm thêm 2,8% so với đô la Mỹ.

Tỷ giá đô la Mỹ và euro châu Âu biến động nhẹ, đô la Mỹ tăng thêm 0,5% so với cuối tuần trước, hiện ở mức 1 euro đổi được 1,0927 đô la.

Ở châu Á, đồng ringgit Malaysia giảm xuống mức 1 đô la Mỹ ăn 3,7067 ringgit - yếu nhất trong bảy tuần lễ qua; còn đồng đô la New Zealand chỉ còn đổi được 0,7065 đô la Mỹ, thấp nhất kể từ tháng 8-2010.

Fed đã duy trì lãi suất cơ bản của Mỹ gần mức 0% từ năm 2008 đến nay để giúp khôi phục nền kinh tế Mỹ. Hiện đã đến lúc Fed xem xét nâng lãi suất cơ bản, dự kiến vào quí 3 hoặc cuối năm nay.

Thành công của chính sách tiền tệ của Fed đã kích thích Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) đưa ra một chính sách tương tự: từ năm 2012 BoJ đã bắt đầu chương trình bơm tiền mua trái phiếu chính phủ với quy mô 80 ngàn tỉ yen (641 tỉ đô la Mỹ) mỗi năm. Chương trình này đã kéo giá trị của đồng yen Nhật xuống 30% so với đô la Mỹ, tính từ năm 2012 đến nay.

Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cũng triển khai một chương trình tương tự như Fed và BoJ, dự kiến sẽ kéo dài đến tháng 9-2016; làm cho đồng euro yếu đi, tới mức gần ngang giá với đô la Mỹ, để kích thích xuất khẩu của châu Âu. Tuy nhiên, chương trình kích thích kinh tế của ECB có hiệu quả không rõ ràng do châu lục này vẫn đang vướng vào vụ giải cứu nền kinh tế Hy Lạp và hậu quả của tình trạng khủng hoảng nợ công của các nước thành viên.

Thái Bình

tbktsg

Các tin tức khác

>   HSBC có thể sa thải 20.000 nhân viên (02/06/2015)

>   Châu Âu có thể siết lệnh trừng phạt nhằm vào Nga (02/06/2015)

>   Vàng rút ngắn đà tăng khi đồng USD leo dốc (02/06/2015)

>   Kinh tế Ukraine suy sụp (02/06/2015)

>   Dầu giảm sau dự báo sản lượng khả quan của OPEC (02/06/2015)

>   Đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản tăng 7,3% trong quý 1 (02/06/2015)

>   Thủ tướng Hy Lạp đàm phán về gói cứu trợ với lãnh đạo Đức và Pháp (01/06/2015)

>   Hy Lạp chỉ trích yêu cầu cải cách của nhóm chủ nợ quốc tế (01/06/2015)

>   G7 đồng ý về nguyên tắc đưa nhân dân tệ vào rổ tiền tệ của IMF (01/06/2015)

>   Chủ tịch EC: Hy Lạp rời Eurozone không phải lối thoát cho châu Âu (01/06/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật