Thứ Năm, 04/06/2015 08:24

Cảng Nha Trang trở nên hấp dẫn từ khi nào?

Kể từ giữa tháng 3-2015, Vinpearl Nha Trang đã chính thức mua 8,5 triệu cổ phần (gần 35%) cảng Nha Trang, trong khi trước đó, vào giữa tháng 5-2014, khi cảng Nha Trang chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), thì cổ phần lại ế chỏng chơ. Vì sao cảng Nha Trang bỗng dưng trở nên hấp dẫn? Phải chăng vì hàng chục ngàn mét vuông đất kho bãi dọc bờ biển Nha Trang xinh đẹp?

Nhà đầu tư đã có cái nhìn khác về cảng Nha Trang khi có thông tin nơi đây sẽ chuyển thành cảng du lịch. Ảnh: Uyên Viễn

Hồi giữa tháng 3-2015, Chính phủ đã cho phép Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) chuyển nhượng 8,5 triệu cổ phần của cảng Nha Trang cho Công ty cổ phần Vinpearl Nha Trang (thuộc Vingroup) theo hình thức thỏa thuận trực tiếp. Đồng thời Chính phủ cũng yêu cầu chuyển giao số cổ phần còn lại (15,07 triệu) cho tỉnh Khánh Hòa (làm đại diện vốn nhà nước). Cơ quan này sẽ quản lý và thoái vốn theo hướng Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối.

Thông tin Vingroup mua gần 35% cổ phần cảng Nha Trang khiến giới đầu tư phải hối tiếc.

Cổ phần ế ẩm vì chưa rõ quy hoạch

Nhớ lại, vào giữa tháng 5-2014, phiên IPO của Công ty TNHH một thành viên Cảng Nha Trang đã không thu hút được giới đầu tư. Điều đáng lưu ý là khi đó thông tin về việc chuyển cảng Nha Trang thành cảng du lịch chưa xuất hiện.

Thông tin công bố tại phiên đấu giá khi đó chỉ cho biết, tổng giá trị tài sản của cảng Nha Trang được Vinalines xác định khi cổ phần hóa (theo giá trị thực tế) là hơn 258,5 tỉ đồng (theo sổ sách kế toán là 176 tỉ đồng), trừ nợ phải trả khoảng 13,5 tỉ đồng, vốn điều lệ (mới) của Công ty cổ phần Cảng Nha Trang là 245 tỉ đồng.

Vinalines xác định mệnh giá một cổ phần là 10.000 đồng nên Công ty cổ phần Cảng Nha Trang có 24,5 triệu cổ phần. Theo phương án cổ phần hóa, cơ cấu vốn điều lệ của công ty này là Nhà nước 75%, bán ra bên ngoài 25% (trong đó công đoàn và cán bộ công nhân viên 2,33%), nên số cổ phần thật sự bán ra bên ngoài chỉ 22,67%, tương đương với 5.563.563 cổ phần (hơn 55,6 tỉ đồng).

Tuy vậy, phiên đấu giá cũng chỉ bán được 1,87% trong số 22,67% cổ phần chào bán. Cán bộ công nhân viên và công đoàn của cảng Nha Trang cũng chỉ mua 2,07% số cổ phần ưu đãi. Cho nên, sau phiên đấu giá, Nhà nước vẫn nắm giữ 96,05% cổ phần của Công ty cổ phần Cảng Nha Trang.

Phiên bán đấu giá cổ phần lần đầu ra bên ngoài của Công ty TNHH một thành viên Cảng Nha Trang đã không thu hút được giới đầu tư do khi đó thông tin về việc chuyển cảng Nha Trang thành cảng du lịch chưa xuất hiện.

Lý giải thất bại của phiên đấu giá, một chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh cảng biển nhận định cảng Nha Trang đang và sẽ chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các cảng ở khu vực Nam Trung bộ (Quy Nhơn, Vũng Rô... và ngay cả Cam Ranh và Vân Phong). “Các nhà đầu tư không nhìn thấy tương lai tươi sáng nào, nhất là về vận chuyển hàng hóa, cho cảng Nha Trang”, vị này nói.

Ông Mai Đình Vũ, Giám đốc Công ty cổ phần Cảng Nha Trang, cũng thừa nhận, cảng Nha Trang lúc đó đang đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các cảng trong khu vực. Thực tế cho thấy, dịch vụ chủ yếu của cảng hiện nay là bốc xếp hàng hóa, dẫn dắt tàu ra vào cảng... nên dù nắm giữ khối tài sản hàng trăm tỉ đồng nhưng lợi nhuận của cảng thấp (năm 2013 chỉ 750 triệu đồng).

Một nhà đầu tư ở Nha Trang nhận định: cảng Nha Trang gặp khó khăn nhưng với lợi thế về đất đai, kho bãi... nếu biết kinh doanh sẽ có lãi. Tuy nhiên, vấn đề là đất đai, kho bãi mà cảng này đang khai thác là đất thuê của Nhà nước (trả tiền sử dụng đất hàng năm cho tỉnh Khánh Hòa) nên nhiều nhà đầu tư ngại rủi ro khi các hợp đồng thuê đất hết hạn không được tái ký với giá ưu đãi như cũ.

“Nếu biết thông tin cảng Nha Trang sẽ chuyển thành cảng du lịch thì các nhà đầu tư đã có cái nhìn khác về cảng Nha Trang”, nhà đầu tư này nói.

Khi thông tin cảng du lịch quốc tế xuất hiện

Vào tháng 7-2014, sau phiên đấu giá gần hai tháng, Chính phủ có chủ trương giao lại cảng Nha Trang cho chính quyền tỉnh Khánh Hòa quản lý.

Và khi đó, chiến lược mà Vinalines vẽ ra cho cảng Nha Trang trước đây (phát triển thành cửa ngõ hàng hóa của khu vực Tây Nguyên) đã bay theo tuyên bố của tỉnh Khánh Hòa. Tỉnh này quyết định sẽ chuyển cảng Nha Trang thành cảng du lịch quốc tế.

Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, sau khi cảng được chuyển về địa phương quản lý, tỉnh sẽ quy hoạch, sắp xếp lại bến tàu khách quốc tế, khách nội địa, bến du thuyền và các bến khách chuyên dùng...

Xem chi tiết tại đây ...

Quang Chung

tbktsg

Các tin tức khác

>   Hàng trăm ngàn ôtô phải thu hồi: Tẩu tán đi đâu hết? (04/06/2015)

>   Du lịch biển Việt Nam: Giàu tiềm năng nhưng "nghèo" dịch vụ (04/06/2015)

>   VTC chính thức sáp nhập vào VOV (03/06/2015)

>   Thành lập Cty Quản lý khai thác công trình thủy lợi Sơn La (03/06/2015)

>   Dự án thép hàng tỉ đô la có thể bị rút giấy phép (03/06/2015)

>   Tận dụng hệ thống cảnh báo sớm để hạn chế các vụ kiện phá giá (03/06/2015)

>   "Giảm thuế theo cam kết FTA tác động không lớn tới ngân sách" (03/06/2015)

>   Thi công nhà ga mới sân bay Đà Nẵng trong 18 tháng (03/06/2015)

>   Bộ Công Thương kiến nghị cho phép XK than (03/06/2015)

>   Thu hút DN Nhật đầu tư các lĩnh vực then chốt (03/06/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật