Thứ Bảy, 20/06/2015 09:07

Cần minh bạch mục tiêu điều hành giá xăng

Điểm mấu chốt khiến người dân luôn thắc mắc với việc tăng giá xăng dầu là do cơ quan quản lý nhà nước điều hành theo giá cơ sở, trong khi giá cơ sở gồm rất nhiều yếu tố như thuế, phí, chi phí… nên không khớp với diễn biến của thị trường thế giới.

Từ 15 giờ ngày 19-6, giá xăng RON 92 đã tăng thêm 280 đồng/lít, nâng giá bán lẻ lên 20.710 đồng/lít. Một số mặt hàng dầu được điều chỉnh giảm giá gần 300 đồng/lít, như dầu diesel còn 16.070 đồng/lít, dầu hỏa 15.090 đồng/lít, dầu ma dút 12.730 đồng/kg.

Giá xăng lại tăng từ chiều 19-6 Ảnh: TẤN THẠNH

Lý giải nguyên nhân tăng giá xăng, Bộ Công Thương cho biết giá cơ sở kỳ điều hành này tăng so với kỳ điều hành ngày 4-6 khiến mức chênh lệch sau khi trừ đi phần sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (BOG) đối với mặt hàng xăng RON 92 là khoảng 275 đồng/lít.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, đáng lưu ý là ở kỳ điều hành giá lần này, giá bán lẻ xăng trong nước đã tăng trong khi giá xăng dầu thành phẩm của thế giới đến ngày 17-6 (tức là cách kỳ điều hành lần này chỉ 3 ngày) vẫn còn trong xu hướng giảm.

Trước đó, tại kỳ điều hành giá gần nhất (ngày 4-6), giá xăng trong nước lại đứng yên, trong khi giá xăng dầu thế giới giảm nhẹ.

Về bất hợp lý này, đại diện một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu cho rằng do giá cơ sở dùng để điều chỉnh giá xăng bán lẻ trong nước được cộng rất nhiều thuế, phí, lợi nhuận định mức… nên không phản ánh đúng diễn biến giá của thế giới. Đây là lý do khiến doanh nghiệp bị “hiểu nhầm” là không chịu đưa giá xăng dầu theo thị trường.

Cũng theo vị đại diện này, hiện giá xăng vẫn được tận dụng để tăng thu ngân sách bởi áp lực nợ công khiến ngân sách đứng trước nhiều thách thức. Tuy nhiên, giải pháp này cần được cơ quan quản lý nhà nước giải thích rõ ràng để người dân hiểu vì sao giá cơ sở tăng, trong khi diễn biến giá của thế giới thì ngược lại để nhận được sự đồng thuận cũng như giúp “minh oan” cho doanh nghiệp.

Một đầu mối xăng dầu chiếm thị phần không lớn ở phía Nam cho biết việc điều hành giá xăng hiện nay, doanh nghiệp không tự quyết mà chỉ thực hiện theo yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước.

Tạo cơ chế cho doanh nghiệp hưởng lợi qua cạnh tranh

Xung quanh giá xăng, chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong cho rằng lợi nhuận định mức chỉ có trong những lĩnh vực độc quyền. Trong khi đó, giá xăng đang được định hướng theo thị trường thì duy trì lợi nhuận định mức 300 đồng/lít là vô lý. “Các khoản lợi nhuận định mức, chi phí định mức cần lập tức loại bỏ khỏi giá xăng và tạo cơ chế cho doanh nghiệp hưởng lợi nhuận thông qua cạnh tranh và tiết giảm chi phí” - TS Nguyễn Minh Phong đề xuất.


Phương Nhung

người lao động

Các tin tức khác

>   Từ 15h ngày 19/06, giá xăng tăng 275 đồng/lít, đồng loạt giảm giá dầu (19/06/2015)

>   Dầu cao nhất một tuần nhưng vẫn đối mặt với rủi ro sụt giá (19/06/2015)

>   Nhiều dự án khai thác dầu khí "khủng" bị ngừng vì giá dầu thấp (18/06/2015)

>   Dầu chìm nghỉm sau số liệu nguồn cung của EIA trước khi đảo chiều (18/06/2015)

>   Dầu ngừng giảm nhưng vẫn dưới 60 USD/thùng (17/06/2015)

>   Dầu rớt mốc 60 USD/thùng, khí thiên nhiên vọt hơn 5% (16/06/2015)

>   Mỹ vượt lên trở thành nước sản xuất dầu khí lớn nhất thế giới (15/06/2015)

>   Dầu giảm nhưng vẫn ghi nhận mức tăng hơn 1%/tuần (13/06/2015)

>   Chủ tịch Quốc hội: Lợi nhuận doanh nghiệp xăng dầu lớn quá (12/06/2015)

>   Thế giới ngày càng thừa dầu (12/06/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật