Thứ Bảy, 02/05/2015 08:48

TPHCM hút mạnh vốn FDI đầu tư vào bất động sản

Theo các chuyên gia, năm 2015, lĩnh vực kinh doanh bất động sản (BĐS) tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, bởi thị trường này có sự tăng trưởng khá tốt và đang trên đà phục hồi, trong đó địa bàn TPHCM đang trở thành một địa chỉ hấp dẫn đầu tư với khối ngoại.

Căn cứ vào Báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài vào kinh doanh bất động sản Việt Nam vừa được Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố thì đến nay đã có 475 dự án của khối doanh nghiệp FDI đầu tư vào thị trường BĐS Việt Nam với tổng số vốn đăng ký khoảng 48,4 tỉ USD, chiếm 2,5% tổng số dự án và 19% tổng vốn đầu tư của cả nước và đứng thứ hai về ngành lĩnh vực thu hút FDI. Quy mô bình quân dự án trong lĩnh vực kinh doanh BĐS là 106 triệu USD.

Trong lĩnh vực kinh doanh BĐS thì TPHCM là tỉnh thu hút được nhiều vốn FDI nhất trong lĩnh vực này với hơn 190 dự án và 13,4 tỉ USD vốn đầu tư. Hà Nội đứng thứ hai với 92 dự án và 8 tỉ USD vốn đầu tư. Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ ba với 10 dự án và 6,1 tỉ USD vốn đầu tư. Các tỉnh tiếp theo là Bình Dương, Quảng Nam, Đồng Nai, Hải Phòng...

Xét về hình thức đầu tư, các dự án trong lĩnh vực này chủ yếu đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài, chiếm khoảng 66,5% tổng vốn đầu tư trong lĩnh vực này. Dự án theo hình thức liên doanh chiếm 30% tổng vốn đầu tư. Còn lại là đầu tư theo hình thức CTCP, hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Đáng chú ý, trong số các quốc gia đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh BĐS thì Singapore dẫn đầu với 75 dự án và 10 tỉ USD vốn đầu tư, chiếm 16,4% tổng số dự án và 20,6% tổng vốn đầu tư của toàn ngành kinh doanh BĐS. Đứng thứ hai là Hàn Quốc với gần 82 dự án và gần 7 tỉ USD vốn đầu tư, chiếm 18% tổng số dự án và 14,4% tổng vốn đầu tư của toàn ngành. Đứng thư ba là BritishVirginIsland với 66 dự án và 6,1 tỉ USD vốn đầu tư, chiếm 14,4% tổng số dự án và 12,7% tổng vốn đầu tư của toàn ngành. Các quốc gia, vùng lãnh thổ khác cũng có số dự án lớn trong lĩnh vực kinh doanh BĐS là là Malaysia, Canada, Hồng Kông, Hoa Kỳ...

Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, năm 2015 là năm nhiều chính sách kinh tế mới theo hướng thông thoáng, cởi mở hơn chính thức có hiệu lực, nhất là việc sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh BĐS, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp... trong đó có các quy định nới lỏng, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam. Cơ hội sẽ càng mở ra nhiều hơn khi thời gian tới, Việt Nam sẽ tham gia vào Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương cũng như các khối thương mại tự do.

Đức Minh

lao động

Các tin tức khác

>   Kiến nghị DN được chuyển nhượng dự án sau giải phóng mặt bằng (02/05/2015)

>   Mỗi km cao tốc Bến Lức - Long Thành tốn 554 tỷ đồng (01/05/2015)

>   Hết thời làm sang: Cao ốc đất vàng nội đô hạ giá (01/05/2015)

>   Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ hướng về phía Đông TPHCM (30/04/2015)

>   Dành sẵn nhà đẹp chờ bán cho Việt kiều (30/04/2015)

>   Được tạm ứng hợp đồng xây dựng tối đa bằng 50% giá trị hợp đồng (28/04/2015)

>   DN BĐS kiến nghị làm rõ về tiền ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án (28/04/2015)

>   Xây cầu đường sắt Bình Lợi, giải tỏa ùn tắc giao thông thủy TPHCM (28/04/2015)

>   Mở rộng đường Lương Định Của lên gấp ba lần (28/04/2015)

>   Viết tiếp vụ “đại gia” bất động sản Mefrimex bị tố cáo: Công khai đòi “xù” nợ! (28/04/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật