Thứ Ba, 28/04/2015 21:42

DN BĐS kiến nghị làm rõ về tiền ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án

Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) lại vừa có văn bản gửi lên Thủ tướng Chính phủ, bày tỏ những lo ngại về quy định kỹ quỹ để đảm bảo thực hiện dự án tương đương 1-3% vốn đầu tư tại Luật Đầu tư 2014. và kiến nghị làm rõ khái niệm “vốn đầu tư” để xác định tỉ lệ mức kỹ quỹ cần nộp cho hợp lý.

Quy định về ký quỹ các dự án có sử dụng đất đã được quy định tại điều 58 Luật Đất đai 2013 và điều 42 Luật Đầu tư 2014. Ảnh: Mạnh Tùng

Quy định về ký quỹ đối với các dự án có sử dụng đất đã được quy định tại điều 58 Luật Đất đai 2013 và điều 42 Luật Đầu tư 2014. Trong đó, điều 42 Luật Đầu tư 2014 có quy định nhà đầu tư phải ký quỹ để đảm bảo thực hiện dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển đổi sử dụng đất.

Mức ký quỹ để đảm bảo thực hiện dự án từ 1% đến 3% vốn đầu tư của dự án căn cứ vào quy mô, tính chất và tiến độ thực hiện từng dự án cụ thể.

Hiện nay, Bộ Kế hoạch Đầu tư đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, trong đó có điều 42 nói trên.

HoREA cho rằng, quy định trên đây chỉ đúng và phù hợp với tất cả các dự án đã được Nhà nước giải phóng mặt bằng rồi mới giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để đầu tư kinh doanh.

Chẳng hạn, nhà đầu tư được nhận quỹ đất sạch để lập dự án khu công nghiệp, khu du lịch, cơ sở thương mại, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí, … thì phải ký quỹ bởi vì nhà đầu tư đã không phải tự mình bỏ chi phí để giải phóng mặt bằng. Do đó, việc bắt buộc nhà đầu tư phải ký quỹ trong những trường hợp này là đúng để bảo đảm việc thực hiện dự án.

Tuy nhiên, HoREA cho rằng, đối với nhà đầu tư đã tự mình bỏ chi phí giải phóng mặt bằng rồi mới được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để đầu tư kinh doanh mà vẫn buộc nhà đầu tư phải ký quỹ như quy định trên là chưa hợp lý.

Hiệp hội này cho rằng, mức ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án từ 1-3% vốn đầu tư của dự án là chưa phù hợp với thực tế, mà cần phải phân biệt giữa dự án có quy mô lớn và dự án có quy mô vừa và nhỏ.

Hơn nữa, khái niệm “vốn đầu tư của dự án” nếu được hiểu là “tổng mức đầu tư của dự án” thì sẽ bao gồm toàn bộ chi phí tạo quỹ đất của dự án, chi phí xây dựng hạ tầng, chi phí xây dựng công trình, chi phí lắp đặt trang thiết bị, máy móc…

Xem thêm Tại đây

Mạnh Tùng

tbktg

Các tin tức khác

>   Xây cầu đường sắt Bình Lợi, giải tỏa ùn tắc giao thông thủy TPHCM (28/04/2015)

>   Mở rộng đường Lương Định Của lên gấp ba lần (28/04/2015)

>   Viết tiếp vụ “đại gia” bất động sản Mefrimex bị tố cáo: Công khai đòi “xù” nợ! (28/04/2015)

>   Đầu tư kinh doanh BĐS: Vốn 20 tỉ hay 50 tỉ? (27/04/2015)

>   Hơn 11.500 tỷ đồng xây dựng đường cao tốc Hạ Long-Vân Đồn (27/04/2015)

>   FLC đầu tư dự án 3,500 tỷ đồng tại Bình Định (27/04/2015)

>   Truy thu nợ tiền nhà tái định cư (27/04/2015)

>   ĐHĐCĐ Sacomreal: Ông Đặng Hồng Anh sẽ ngồi ghế Chủ tịch Hội đồng sáng lập (27/04/2015)

>   ĐHĐCĐ PVX: Chỉ PVC-MS, PVC-IC, PVC-Phú Đạt là còn khả năng hoạt động liên tục (27/04/2015)

>   Nhà ở xã hội: Nới một - siết hai (26/04/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật