Thứ Hai, 04/05/2015 13:46

Thiệt hại do tỷ giá, có thể phòng ngừa được không?

Tính từ đầu tháng 9-2014 đến nay, đồng đô la Úc đã liên tục giảm giá so với đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới, từ mức 1 đô la Úc tương đương 0,9378 đô la Mỹ vào ngày 5-9-2014, xuống chỉ còn 0,7692 đô la Mỹ “ăn” 1 đô la Úc hôm 9-4-2015, giảm gần 18%.

Đang xuất khẩu hàng hóa qua thị trường Úc với đồng tiền được thanh toán là đô la Úc, bà M.T., giám đốc một công ty trong ngành bao bì tại TPHCM, cho biết trong thời gian qua, trung bình mỗi tháng công ty bà bị thiệt hại cả trăm triệu đồng!

Vị giám đốc này cho biết bà bắt đầu tìm hiểu và thâm nhập thị trường Úc từ cách đây hai năm. Đến khi tình hình khách hàng, đơn hàng tạm ổn thì bà gặp ngay cú sốc về tỷ giá. Trước kia, giá trị đồng đô la Úc gần bằng đồng đô la Mỹ nên được doanh nghiệp lựa chọn làm đồng tiền thanh toán, nhưng với tình hình tỷ giá hiện nay, doanh nghiệp phải chịu thiệt hại không nhỏ. So với công ty của bà M.T., những doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa giá trị lớn có thể còn chịu mức thiệt hại lớn hơn nhiều.

Hiện bà M.T. vẫn đang xuất hàng cho khách, nhưng chỉ với số lượng nhỏ chứ không mở rộng, và tập trung chủ yếu ở thị trường trong nước.

Phòng ngừa rủi ro cách nào?

Theo ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc kinh doanh trái phiếu và ngoại hối tại Ngân hàng HSBC Việt Nam, doanh nghiệp có thể lựa chọn một số sản phẩm phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Thứ nhất là giao dịch kỳ hạn (forward). Ví dụ, doanh nghiệp mua 1 triệu đô la Mỹ (USD) kỳ hạn một tháng với tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ (VND/USD) chốt tại ngày ký kết hợp đồng giao dịch với ngân hàng. Một tháng sau, khi doanh nghiệp cần đô la Mỹ để thanh toán tiền hàng hóa nhập khẩu, bất kể tỷ giá VND/USD khi ấy có tăng lên hay giảm đi, doanh nghiệp sẽ nhận 1 triệu USD với mức tỷ giá đã thỏa thuận với ngân hàng trước đó.

Hình thức phòng ngừa rủi ro thứ hai mà doanh nghiệp có thể lựa chọn là hoán đổi ngoại tệ (FX Swap). Giả sử một công ty xuất nhập khẩu có trong tài khoản 1 triệu USD nhưng họ có nhu cầu về tiền đồng để trả chi phí hoạt động, lương công nhân, mua nguyên vật liệu trong nước... Mặt khác, trong vòng một tháng tới, họ cần 1 triệu USD để nhập khẩu nguyên liệu. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể bán 1 triệu USD ngày hôm nay cho ngân hàng để lấy tiền đồng thanh toán các chi phí, và một tháng sau, khi đến hạn thanh toán nhập khẩu nguyên liệu, sẽ mua lại 1 triệu USD. Nhưng với cách này, doanh nghiệp sẽ chịu rủi ro về tỷ giá, vì ở thời điểm hiện tại họ không biết tỷ giá trong vòng một tháng tới như thế nào. Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, doanh nghiệp có thể sử dụng FX swap bằng cách bán 1 triệu USD cho ngân hàng ngày hôm nay và mua USD kỳ hạn một tháng với tỷ giá chốt ngày hôm nay.

Rủi ro của hai hình thức này là giả sử một tháng sau, tỷ giá giảm thì doanh nghiệp mất cơ hội mua đô la Mỹ với giá rẻ hơn. Tuy nhiên, các phương thức này lại giúp doanh nghiệp phòng chống rủi ro cho trường hợp tỷ giá tăng.

Hai sản phẩm trên cũng có thể được sử dụng cho các cặp tiền tệ khác như EUR/USD hay USD/JPY. Chẳng hạn với trường hợp công ty bao bì nêu trên (xuất khẩu hàng hóa thanh toán bằng đô la Úc (AUD), nhưng có nhu cầu mua USD để nhập khẩu hàng hóa), doanh nghiệp có thể bán kỳ hạn AUD (với tỷ giá AUD/USD), hoặc hoán đổi ngoại tệ giữa cặp tiền tệ này.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng sản phẩm quyền chọn (Option) mua hoặc bán ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Ví dụ với trường hợp công ty của bà M.T., bà có thể thực hiện quyền chọn bán AUD và mua USD ở mức tỷ giá 0,76 (1 AUD = 0,76 USD) kỳ hạn một tháng. Tới ngày đến hạn, giả sử 1 AUD chỉ mua được 0,71 USD thì khách hàng có quyền bán AUD và mua USD ở mức tỷ giá 0,76. Còn giả sử lúc đó 1 AUD mua được 0,8 USD thì khách hàng có quyền không thực hiện quyền chọn bán ở mức tỷ giá 0,76 mà bán ở mức tỷ giá 0,8. Với hình thức quyền chọn này, doanh nghiệp phải trả một mức phí cho ngân hàng.

Theo ông Khoa, việc sử dụng các sản phẩm phòng ngừa rủi ro tỷ giá chưa phổ biến đối với các doanh nghiệp Việt Nam do chưa có cơ chế nội bộ (tức chấp nhận thiệt hại nếu tỷ giá giảm - PV) và chưa thực sự hiểu rõ về các sản phẩm phái sinh. Trong khi đó, các công ty/tập đoàn đa quốc gia thường có chính sách nội bộ quy định rõ ràng về phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Thu Nguyệt

tbktsg

Các tin tức khác

>   Nợ xấu: Tranh cãi những con số cũ? (04/05/2015)

>   Cẩn thận khi vay tiêu dùng!  (03/05/2015)

>   Đề xuất cơ chế cho ngân sách vay từ nguồn dự trữ ngoại hối Nhà nước (02/05/2015)

>   Sửa đổi chế độ tài chính đối với VAMC (02/05/2015)

>   Ngân hàng âm thầm 'cướp' khách VIP của đối thủ (02/05/2015)

>   Tín hiệu không lời của tiền tệ (01/05/2015)

>   Thu ngân sách 4 tháng tăng 9,4% (29/04/2015)

>   Kỷ luật, cách chức 18 cán bộ ngân hàng VCB Tây Đô (29/04/2015)

>   Chuyện in tiền Cụ Hồ ở Nam Bộ kháng chiến (29/04/2015)

>   Tỷ giá EURO ngày 28.4: Tiếp đà đi xuống (28/04/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật