Thứ Tư, 13/05/2015 14:47

Nhật Bản kỳ vọng tăng trưởng kinh tế vực dậy nền tài chính èo uột

Nhật Bản dự kiến sẽ đạt mục tiêu cải cách tài chính quan trọng trong tài khoá 2020 thông qua tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ mà không bao gồm việc tăng thuế tiêu dùng lên hơn 10%.

Ảnh minh họa. (Nguồn: www.livemint.com)

Một uỷ ban của Chính phủ ngày 12/5 cho biết Tokyo dự kiến sẽ đề ra mục tiêu trung hạn nhằm cắt giảm thâm hụt cán cân chính xuống khoảng 6.000 tỷ yen (khoảng 50 tỷ USD), trong tài khoá 2008 và đạt thặng dư vào tài khoá 2020.

Phát biểu tại cuộc họp Hội đồng Chính sách Kinh tế và Tài Chính, Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định “sẽ không có nền tài chính lành mạnh nếu không tái sinh kinh tế” đồng thời nhấn mạnh quan điểm ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, mục tiêu trên sẽ khó đạt được trong bối cảnh kinh tế nước này hiện vẫn đang dựa vào sự gia tăng mạnh mẽ trong lợi nhuận thu được thuế từ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Chưa có con số đáng kể nào cho thấy chính phủ đang giảm bớt chi tiêu.

Tại cuộc họp trên, Chính phủ bắt đầu thảo luận về việc xây dựng một kế hoạch vào mùa Hè này nhằm xoay chuyển cán cân chính – phần chênh lệch giữa lợi nhuận thuế và chi tiêu của chính phủ ngoại trừ lợi tức từ nợ - sang mục tiêu thặng dư vào năm 2020.

Ông Abe cũng chỉ thị cho chính phủ của ông xây dựng kế hoạch chi tiết về chính sách tài chính trung và dài hạn từ nay đến ngày 30/6, sẽ sớm được nêu ra trong ngân sách tài khoá 2016.

Những mục tiêu trung hạn được cho là sẽ kéo theo việc giảm thâm hụt cán cân chính từ mức 12.000 tỷ yen mà chính phủ ước tính hồi tháng Hai bất chấp chi phí an sinh xã hội cho dân số đang già hóa của nước này.

Tình hình tài chính của Nhật Bản là tồi tệ nhất trong số các nước phát triển với nợ công lên hơn 200% trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Hồi tháng Hai, văn phòng Nội các Nhật Bản ước tính thâm hụt cán cân chính trong năm 2015 là 16.400 tỷ yen và con số này sẽ là 9.400 tỷ yen trong tài khoá 2020 ngay cả khi Tokyo nâng thuế tiêu dùng lên 10% theo kế hoạch vào tháng 4/2017 và đạt được tăng trưởng kinh tế danh nghĩa từ 3,1-3,9% trong giai đoạn năm 2016-2020.

Nếu kinh tế nước này tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khoảng 1,5% về danh nghĩa, Nhật Bản có thể sẽ đối mặt với mức thâm hụt 16.400 tỷ yen trong tài khoá 2020. Trước đó, chính quyền Abe đã cam kết với quốc tế là sẽ chuyển cán cân chính sang thặng dư từ nay đến tài khoá 2020.

Để cắt giảm chi tiêu, Chính phủ nước này sẽ thúc đẩy sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân vào các dự án công như xây cảng hàng không và hệ thống cấp thoát nước.

Để ngăn chặn chi phí an sinh xã hội đang phình to, Chính phủ dự kiến sẽ áp dụng cơ chế đối xử ưu đãi cho các chính quyền địa phương như cắt giảm các chi phí y tế và chi phí khác.

Tuy nhiên, Tokyo có thể sẽ tránh những cải cách kéo theo việc tăng thuế hoặc các khoản phí công cộng ngoài việc tăng thuế tiêu dùng vào tháng 4/2017. Điều này cho thấy sự phụ thuộc quá lớn của Nhật Bản vào tăng trưởng kinh tế vững chắc.

Tại cuộc họp ngày 12/5, bốn thành viên là các doanh nhân và học giả đã đề xuất các vấn đề để đưa ra thảo luận nhằm xây dựng kế hoạch phục hồi tài chính, coi giai đoạn từ nay đến tài khoá 2018 là thời kỳ “cải cách sâu rộng”./.

Hữu Thắng/Tokyo

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Hàn Quốc duy trì chính sách tài khóa mở rộng để thúc đẩy kinh tế (13/05/2015)

>   Ukraine chỉ trích các chủ nợ “thờ ơ” đàm phán với nước này (13/05/2015)

>   Tỷ lệ lạm phát ở Ấn Độ tiếp tục giảm trong 4 tháng đầu năm (13/05/2015)

>   Vàng lên cao nhất 1 tuần khi đồng USD yếu (13/05/2015)

>   Dầu vượt 60 USD/thùng lên mức cao thứ 2 năm 2015 (13/05/2015)

>   Nhà mạng lớn nhất Mỹ Verizon "vung" 4,4 tỷ USD thâu tóm AOL (12/05/2015)

>   Điều gì khiến ngân hàng Hồi giáo “mọc lên như nấm sau mưa” ở Thổ Nhĩ Kỳ? (16/05/2015)

>   Brazil thu hồi 360 triệu USD trong bê bối tham nhũng Petrobras (12/05/2015)

>   Dầu tiếp tục rời xa mốc 60 USD/thùng (12/05/2015)

>   Ba nền kinh tế lớn nhất châu Á tiến hành đàm phán FTA ba bên (12/05/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật