Thứ Sáu, 22/05/2015 09:37

Myanmar: Thị trường tiềm năng cho VLXD Việt Nam

Myanmar đang ở những bước đầu hội nhập, xây dựng, phát triển nên khả năng tiêu thụ vật liệu xây dựng (VLXD)rất lớn. Đây là cơ hội cho các DN trong lĩnh vực VLXD Việt Nam.

Hiện tại, chủng loại VLXD tại Myanmar hiện rất nghèo nàn, thiếu đồng bộ do Myanmar đang tự cung, tự cấp, không có nhà đầu tư nước ngoài do việc đầu tư xây dựng cơ bản từ lâu không được quan tâm. Vì vậy, một công trình xây dựng phải nhập VLXD từ nhiều nguồn, chất lượng không ổn định, giá thành cao.

Sắt thép là mặt hàng đang được Myanmar nhập khẩu tương đối lớn

Hàng năm Myanmar nhập khoảng 29,25 triệu USD xi măng. Về sắt thép, tổng nhu cầu của Myanmar khoảng 500 ngàn tấn/năm, sản xuất trong nước chỉ đáp ứng khoảng 1%, còn lại đều nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam. Về gạch xây dựng, Myanmar tự cung ứng khoảng 70%, còn lại cũng phải nhập. Ngoài ra, các sản phẩm về trang trí nội thất, các thiết bị trong gia đình như bàn ghế, thiết bị trang trí văn phòng… Myanmar cũng đang rất thiếu.

Trong khi đó, với tình hình chung hiện nay doanh nghiệp Việt Nam thừa năng lực sản xuất sản phẩm VLXD, có sản phẩm đa dạng, chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, giá cả cạnh tranh. Đây là điều kiện thuận tiện cho sản phẩm VLXD Việt Nam gia tăng sự có mặt tại Myanmar, dù mức độ tăng trưởng chưa cao nhưng Myanmar vẫn được các doanh nghiệp Việt Nam xem là thị trường triển vọng và tiềm năng trong tương lai.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam trong năm 2014, nhóm hàng VLXD xuất khẩu vào Myanmar tăng cao và có dấu hiệu tăng trưởng tốt thời gian qua, trong đó phải kể đến các mặt hàng chủ lực như: sắt thép các loại, dây điện và dây cáp điện, gốm sứ, xi măng và clinker, đồ nội thất... Vì thế nếu hàng VLXD trong nước tận dụng được cơ hội của thị trường Myanmar, kim ngạch xuất hàng hóa sang Myanmar chắc chắn sẽ tăng lên trong tương lai.

Huy Vũ

báo giao thông

Các tin tức khác

>   Myanmar đặt mục tiêu vào Top 3 nước xuất khẩu gạo hàng đầu (21/05/2015)

>   Việt Nam đang đầu tư vào nước nào nhiều nhất? (20/05/2015)

>   TP.HCM đẩy mạnh xúc tiến thương mại và đầu tư vào Myanmar (19/05/2015)

>   Kim ngạch thương mại Tây Nguyên với Đông Bắc Campuchia tăng (11/05/2015)

>   Campuchia kêu gọi nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp Mỹ (10/05/2015)

>   Năm 2015 xuất khẩu cao su của Campuchia dự kiến tăng 12% (21/04/2015)

>   Doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng kinh doanh tại Campuchia (08/04/2015)

>   Đồng ruble giảm giá, người Nga giảm du lịch tới Đông Nam Á (08/04/2015)

>   Campuchia khánh thành cầu dây văng đầu tiên qua sông Mekong (06/04/2015)

>   Sacombank thành lập ngân hàng 100% vốn tại Lào (30/03/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật