Thứ Tư, 08/04/2015 17:59

Doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng kinh doanh tại Campuchia

Các công ty Nhật Bản tại Campuchia đang tiến hành mở rộng hoạt động tại Vương quốc này khi niềm tin thương mại năm 2015 được kỳ vọng sẽ gia tăng nhờ ước tính doanh số và lợi nhuận cao hơn, khảo sát của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) cho thấy.

* Campuchia khánh thành cầu dây văng đầu tiên qua sông Mekong

* Du lịch Campuchia "vào cầu" nhờ chiến lược hút khách quốc tế

 

Cuộc khảo sát nhằm lấy ý kiến đánh giá về khu vực châu Á - Thái Bình Dương của 40 doanh nghiệp Nhật Bản tại Campuchia đã cho thấy 80% trong số đó cho rằng họ mong muốn đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại Campuchia trong năm 2015. Tỷ lệ niềm tin thương mại cao hơn 60% thể hiện rõ những kỳ vọng mạnh mẽ cho sự tiến triển đó.

Khi cuộc khảo sát tương tự được thực hiện tại các nước láng giềng Campuchia thì 66% những người được thăm dò tại Việt Nam cho biết họ sẽ tăng cường hoạt động ở nước sở tại, tỷ lệ này tại Myanmar là 67%, Thái Lan là 60.9% và Lào là 46.2%. Các số liệu trên cho thấy niềm lạc quan ngày càng cao của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Campuchia.

Ông Hiroshi Suzuki, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Kinh doanh (BRI) tại Campuchia cho rằng đây là kết quả đáng khích lệ vì một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật Bản đã rót vào các bộ phận sản xuất cần nhiều nhân lực và niềm tin tốt hơn chỉ đem lại lợi ích cho lĩnh vực này. Ông cũng đánh giá về một lợi ích phụ khác đó là hầu hết những sản phẩm của lĩnh vực này sẽ được xuất khẩu sang các nước láng giềng, qua đó làm phong phú thêm các thị trường xuất khẩu của Campuchia.

Ông nhận định rằng: “Điều này hỗ trợ Campuchia rất nhiều trong nỗ lực nhằm đa dạng các mặt hàng xuất khẩu từ quần áo cho đến ôtô hoặc các linh kiện điện tử và nhằm mở rộng các thị trường xuất khẩu từ Mỹ, châu Âu cho đến các nước châu Á”.

Ông Suzuki cũng cho biết thêm rằng những nỗ lực không ngừng của Campuchia trong việc cải thiện cả hạ tầng “cứng” và hạ tầng “mềm” đều rất cần thiết nhằm duy trì niềm tin kinh doanh tích cực nói trên.

Ông Hiroshi Uematsu, giám đốc điều hành Khu kinh tế đặc biệt Phnom Penh cho rằng dù nhiều công ty Nhật Bản tại Campuchia mới triển khai hoạt động nhưng đã nhận thấy rõ tiềm năng về nguồn nhân lực trẻ, dồi dào và chi phí nhân công rẻ ở Campuchia.

Ông cho rằng: “Nhiều nhà sản xuất Nhật Bản đang hoạt động ở Trung Quốc đã sang Campuchia và đang dần dịch chuyển hoạt động sản xuất sang quốc gia này. Chúng tôi kỳ vọng sẽ có nhiều nhà sản suất hàng may mặc, phụ tùng ô tô, máy móc và linh kiện điện tử chất lượng cao sẽ mở rộng sản xuất tại Campuchia”.

Cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng mức tăng lương 2 con số tại Campuchia là một rào cản tiềm ẩn cho sự mở rộng nói trên. Được biết, hiện Campuchia đang là một trong số 7 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương có mức tăng lương mạnh nhất.

Gần 80% những người tham gia khảo sát cho rằng tăng lương chính là khó khăn tiềm ẩn cho việc tăng cường hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Campuchia. Trong khi đó, 79% cho rằng khó khăn nằm ở vấn đề thu mua nguyên vật liệu, 60% ở chất lượng nhân lực và 47% ở thủ tục thông quan.

Ông Masashi Kono, đại diện JETRO tại Phnom Penh, cho rằng nhu cầu lao động có tay nghề sẽ luôn gia tăng, điều này đòi hỏi cần phải cải thiện lĩnh vực giáo dục mới đáp ứng được nhu cầu.

Liên quan đến vấn đề đó, ông Masashi cũng minh họa thêm rằng: “Một số nhà sản xuất lớn như Minebea và Sumi (Campuchia) Wiring Systems có loại hình trường trung học ngay bên trong khuôn viên công ty, và hàng ngày các công nhân của họ sẽ được học ở đó trước khi bước vào làm việc”.

Còn theo quan điểm của ông Uematsu thì chi phí hậu cần và tiền điện cao cùng với nạn tham nhũng mới là những thách thức lớn đối với các công ty Nhật Bản ở Campuchia.

Ông nhận định: “Theo tôi, những điều này còn nan giải hơn vấn đề về nguồn cung lao động có tay nghề. Hy vọng Campuchia sẽ khắc phục những thách thức này để bước sang giai đoạn tiếp theo trong quá trình phát triển đất nước”.

Đỗ Thảo (Theo Phnom Penh Post)

Các tin tức khác

>   Đồng ruble giảm giá, người Nga giảm du lịch tới Đông Nam Á (08/04/2015)

>   Campuchia khánh thành cầu dây văng đầu tiên qua sông Mekong (06/04/2015)

>   Sacombank thành lập ngân hàng 100% vốn tại Lào (30/03/2015)

>   Du lịch Campuchia "vào cầu" nhờ chiến lược hút khách quốc tế (30/03/2015)

>   Đầu tư của Việt Nam vào Myanmar - Hướng mạnh vào dịch vụ (29/03/2015)

>   Siam Cement Group xây nhà máy xi măng đầu tiên tại Lào (20/03/2015)

>   Viettel Cambodia mua lại toàn bộ công ty Beeline ở Campuchia (20/03/2015)

>   "Liên quân mía đường": Bầu Đức chỉ dám trồng mía ở Lào (17/03/2015)

>   Hiệp hội mía đường đề xuất nhập đường thô từ Lào (17/03/2015)

>   Nhật hỗ trợ Campuchia 160 triệu USD nâng cấp tuyến đường trọng yếu (16/03/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật