Không thể chịu chung một trần lãi suất
Chung quanh quy định trần lãi suất và quy định về lãi suất trong Bộ luật Dân sự hiện đang có nhiều ý kiến khác nhau. TBKTSG xin giới thiệu tiếp một trong những ý kiến đó.
Không có chuyện nền kinh tế thị trường mà lãi suất là giá cả của đồng vốn lại bị khống chế chung một trần lãi suất. Ảnh: Tuệ Doanh
|
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang từng bước tự do hóa lãi suất theo xu thế chung của một nền kinh tế thị trường và theo quy định tại khoản 2 và 3, điều 91, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (Luật TCTD).
Điều 1, Thông tư 12/2010/TT-NHNN của NHNN hướng dẫn luật này đã nêu: “Tổ chức tín dụng thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận đối với khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống có hiệu quả”. Thế nhưng...
Đi ngược nguyên tắc thị trường
Nguyên văn khoản 1, 2, điều 476 Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS) quy định như sau: “1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với loại cho vay tương ứng.
2. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do NHNN công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”.
Từ quy định này, đang có hai luồng quan điểm khác nhau của tòa án về những hợp đồng tín dụng của các ngân hàng với khách hàng.
Luồng quan điểm thứ nhất cho rằng hợp đồng tín dụng thỏa thuận mức lãi suất vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố (đang ở mức 9%/năm) là vi phạm quy định của BLDS. Nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) đang khóc ròng vì tòa án một số địa phương tuyên nhiều hợp đồng tín dụng bị vô hiệu phần lãi suất, buộc phải quay về áp nguyên theo như quy định của điều 476 BLDS.
... đọc tiếp tại đây
Ths. Phạm Xuân Hòe (NHNN)
tbktsg
|