Thứ Bảy, 30/05/2015 10:16

Dấu gì trên báo cáo ngân sách?

Tại cuộc họp báo tuần trước về kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc được phóng viên đề nghị công khai báo cáo ngân sách nhà nước (NSNN) do Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội thẩm tra.

* Quốc hội thảo luận về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2013

Vai trò của người dân trong việc giám sát ngân sách là rất mờ nhạt trong các văn bản pháp quy. Ảnh: Tuệ Doanh

Người phát ngôn của Quốc hội khẳng định rằng báo cáo đó là công khai, minh bạch. Song, phóng viên đó hỏi tiếp, vậy vì sao báo cáo lại đóng dấu mật? Ông Phúc đáp: “Vâng, tôi sẽ kiểm tra lại việc này”.

Trên thực tế, muốn có thông tin về các khoản thu, chi, phóng viên phải nghe phát biểu của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, người thường thay mặt Quốc hội đọc báo cáo.

Mới đây, xuất hiện một con số đáng quan tâm: nghĩa vụ trả nợ so với tổng thu NSNN năm 2015 dự kiến ở mức 31%. Con số này đã vượt ngưỡng 25% là hạn mức trần mà Chính phủ có thể dùng NSNN để trả nợ, như Chiến lược nợ công đã quy định. Con số này được Ủy ban Kinh tế đưa ra trong báo cáo thẩm tra kinh tế xã hội 2014.

Sự việc này khiến Bộ Tài chính, cơ quan giữ tay hòm chìa khóa quốc gia, đã phải tổ chức họp báo ngay trước khi Quốc hội khai mạc để đính chính. Báo cáo của bộ này khẳng định, tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu NSNN năm 2013 là 15,2%; 2014 là 13,8%; 2015 là 16,1%. “Như vậy, tỷ lệ này vẫn dưới ngưỡng quy định 25% của Chiến lược nợ công”, ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, khẳng định.

Ông Long giải thích, tỷ lệ 31% mà Ủy ban Kinh tế đưa ra bao gồm cả số Chính phủ vay về cho vay lại. 60% các khoản Chính phủ vay về được đưa vào ngân sách; 40% còn lại là cho vay lại, không tính vào ngân sách.

“Các chủ đầu tư được vay lại có trách nhiệm trả nợ, số trả nợ này không đưa vào ngân sách mà được kiểm soát trong danh mục nợ Chính phủ, không phải là nợ trả trực tiếp từ ngân sách”, ông Long nói. Tuy vậy, ông này đã không giải thích vì sao 40% còn lại này, dù rất lớn - tương đương 15% thu ngân sách - đã không được đưa vào hạch toán trong NSNN. Trong khi, rốt cuộc, ngân sách sẽ phải gánh chịu chi trả nếu như số tiền này bị mất đi khi cho vay sai.

Xem chi tiết tại đây...

Tư Hoàng

tbktsg

Các tin tức khác

>   Lời giải cho bài toán bội chi (29/05/2015)

>   Quốc hội thảo luận về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2013 (28/05/2015)

>   Chậm xử án gian lận thuế, mất cả ngàn tỷ (28/05/2015)

>   Tổng thu ngân sách Nhà nước đến tháng 5/2015 hơn 340 ngàn tỷ đồng (28/05/2015)

>   Siết kỷ luật ngân sách: Phải hành động cụ thể (28/05/2015)

>   Đề xuất ngành thuế, chứng khoán có quyền điều tra hình sự (27/05/2015)

>   Honda VN: Truy thu thuế 182 tỷ đồng không liên quan tới chuyển giá (24/05/2015)

>   Việt Nam nợ quá hạn nước ngoài hơn 310 triệu USD (23/05/2015)

>   Lãi vay cao hơn vì vị thế “quốc gia thu nhập trung bình thấp” (23/05/2015)

>   Đề xuất thành lập Cục Điều tra thuế (22/05/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật