Thứ Tư, 29/04/2015 09:55

Xây dựng Công nghiệp và Dân dụng Dầu khí

Gần đây, có nhiều thông tin phản ánh xu hướng dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam (từ Trung Quốc) hoặc nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục lựa chọn Việt Nam như điểm đến thích hợp. Sự dịch chuyển dòng vốn này có ý nghĩa như thế nào đối với Việt Nam?

Việt Nam hiện vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật từ đối tác nước ngoài. Trong ảnh: Tham quan triển lãm về công nghiệp hỗ trợ. Ảnh: Quốc Hùng

Ở khía cạnh tích cực, rõ ràng điều này cho thấy Việt Nam vẫn còn lợi thế về lao động giá rẻ (với tay nghề tương đối tốt); ưu thế về việc nằm gần chuỗi cung ứng đặt ở Trung Quốc và nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh. Nó đồng thời cũng đem lại cho Việt Nam một nguồn vốn giải ngân ổn định ở ngưỡng 10-12 tỉ đô la Mỹ/năm. Với những đóng góp như đã nêu trên, vốn FDI trước mắt vẫn góp phần quan trọng vào tăng trưởng và xuất khẩu của Việt Nam.

Tuy nhiên, việc khu vực FDI chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong xuất khẩu và chiếm vị trí gần như tuyệt đối trong xuất khẩu tại các phân khúc có hàm lượng kỹ thuật cao cho thấy dường như chỉ có doanh nghiệp nước ngoài tận dụng được chính sách mở cửa của Việt Nam còn doanh nghiệp bản địa thì thậm chí bị chê là đang “thua ngay trên sân nhà”. Sự cải thiện chậm chạp về việc gia nhập chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị khu vực của Việt Nam cũng là một điểm đáng để nhìn lại chính sách thu hút nguồn vốn này. Bên cạnh đó, những câu chuyện về môi trường, về lương công nhân tại các khu công nghiệp nhiều khi không đủ trang trải sinh hoạt cũng cho thấy mục tiêu cơ bản nhất trong việc thu hút vốn FDI cũng cần kiểm định thêm.

Với việc 75% vốn FDI đến từ các nền kinh tế phát triển, rõ ràng Việt Nam có cơ hội lớn trong việc tạo ra tăng trưởng bền vững đi liền với nâng cấp chất lượng ngành và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bản địa.

Để vốn FDI không chỉ là dòng tiền ra - vào, còn phần giá trị thặng dư đi ra cùng dòng vốn, thì việc thu hút FDI của Việt Nam cần đi liền với một số điều chỉnh sau:

Thứ nhất, Việt Nam cần cải thiện năng lực cạnh tranh quốc tế, đặc biệt là về (i) hiệu quả của thị trường lao động; (ii) quy mô thị trường và (iii) đổi mới sáng tạo. Những nỗ lực của Việt Nam trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng hoặc cải thiện thể chế có thể bị xóa nhòa nếu không có cải thiện thực chất ở các khâu trên. Việt Nam bị hạn chế bởi quy mô thị trường nhưng điều này có thể được khắc phục nếu có thị trường lao động và hoạt động đổi mới sáng tạo hiệu quả hơn.

Thứ hai, kinh nghiệm của các nước Đông Bắc Á và bốn con hổ Đông Nam Á cho thấy tỷ lệ đầu tư trên GDP ở mức cao chưa phải là chìa khóa của tăng trưởng cao, điều quan trọng là nguồn vốn tích lũy được phải được phân bổ hiệu quả. Điều này cũng đúng với việc sử dụng vốn FDI. 70% vốn FDI đang tập trung vào lĩnh vực chế tạo, chế biến nhưng mức độ cải thiện hàm lượng kỹ thuật đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam chưa cao, lại chủ yếu do doanh nghiệp FDI thực hiện. Để có thể cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị và mạng sản xuất khu vực, doanh nghiệp Việt Nam có thể lựa chọn (i) dựa vào quan hệ làm ăn với các công ty xuyên quốc gia để mở cửa sang các thị trường phụ cận như Lào, Campuchia, Myanmar, qua đó cải thiện năng lực cạnh tranh khu vực. (ii) Chính phủ phát triển công nghiệp phụ trợ và hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài nhà nước lớn mạnh.

Thứ ba, việc quản lý vốn FDI cần tránh hành chính hóa. Trong lĩnh vực này, Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm của Singapore. Ủy ban Phát triển kinh tế Singapore (EDB) được thành lập năm 1961 với mục tiêu thu hút các công ty đa quốc gia trong những ngành thâm dụng lao động. Sau khi tìm hiểu kỹ càng, EDB có các gói cơ chế ưu đãi riêng cho từng công ty lớn để thu hút vốn. Sau này, khi Singapore đã phát triển, EDB chuyển trọng tâm thu hút vốn sang lĩnh vực dịch vụ và sản xuất có trình độ công nghệ cao hơn cũng như nỗ lực quảng bá hình ảnh đất nước một cách khôn ngoan nhất đến thế giới. Mức lương của lãnh đạo EDB ngang với tổng giám đốc doanh nghiệp còn lương khởi điểm thì cao hơn 5% so với khu vực kinh tế tư nhân.

Xem tiếp tại đây...

TS. Phạm Sỹ Thành/ Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES)

tbktsg

Các tin tức khác

>   Đừng lơ là với AEC (29/04/2015)

>   Xây nút giao Dầu Giây từ vốn dư của dự án quốc lộ 20 (28/04/2015)

>   Xuất khẩu điện thoại, điện tử tăng cao (28/04/2015)

>   Phát triển điện hạt nhân: Năm 2015 mốc khởi đầu của nhiều mục tiêu (28/04/2015)

>   Đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, khai thác bể than sông Hồng (28/04/2015)

>   Lượng khách quốc tế đến VN lại tiếp tục tuột dốc (28/04/2015)

>   Cần thay đổi cơ chế ưu đãi cho dự án lọc dầu (28/04/2015)

>   Thị trường lao động: Tận dụng cơ hội khi tham gia AEC (28/04/2015)

>   Doanh nghiệp dệt may có đơn hàng ổn định đến quý II (28/04/2015)

>   ‘Bộ Công Thương không thiên vị EVN’ (28/04/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật