Thứ Hai, 20/04/2015 21:30

Ngành đường sắt ọp ẹp, các DN đang "hóng" đầu tư

Để duy trì ngành đường sắt mỗi năm Nhà nước phải bù lỗ trên 1.500 tỉ đồng. Nhưng hiệu quả kinh doanh của ngành này vẫn ì ạch, không thu hút được các nhà đầu tư tham gia. Để phát triển ngành đường sắt, Bộ GTVT đang nỗ lực và quyết liệt đổi mới từ phương thức quản lý đến nguồn nhân lực, hướng tới phát triển hệ thống giao thông đồng bộ.

Muốn phát triển phải được đầu tư đồng bộ

Thu 400 tỉ nhưng phải chi đến 2.000 tỉ

Theo Chủ tịch HĐTV TCty Đường sắt Việt Nam (VNR) – Trần Ngọc Thành, VNR đang kêu gọi đầu tư hệ thống kho, bãi hàng tại các ga đường sắt như đường và thiết bị xếp dỡ, đường lập tàu, nhà kho... Các nhà đầu tư chỉ được đầu tư các hạng mục công trình phục vụ cho vận tải hàng hoá bằng đường sắt và được thu dịch vụ trên cơ sở khung giá Nhà nước và VNR chấp thuận. VNR thực hiện các tác nghiệp đường sắt như tổ chức điều hành chạy tàu, dồn tàu, lập tàu, cắt móc trong khu ga và tại bãi hàng tại hệ thống kho, bãi hàng tại các ga đường sắt của VNR. Trước mắt sẽ thí điểm đối với kho, bãi tại các ga Yên Viên, Sóng Thần và Đồng Văn.

Cũng theo ông Thành tổng thu của ngành đường sắt mỗi năm chỉ khoảng 400 tỉ nhưng chi phí lên đến trên 2.000 tỉ đồng.  Do vậy, trước tiên phải rà soát lại toàn bộ công lệnh tốc độ trên các tuyến sao cho hợp lý để rút thời gian hành trình chạy tàu từng tuyến. Dự kiến tuyến Hà Nội – Lào Cai sẽ rút từ 7,5 giờ xuống còn 5 giờ. Tuyến từ Sài Gòn – Nha Trang đang chạy khoảng 4,5 giờ xuống dưới 4 giờ. Tuyến Đồng Đăng đang có hành trình 7 giờ rút xuống 5 giờ là khả thi.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, để đổi mới ngành đường sắt Bộ GTVT sẽ phối hợp cùng các bộ ngành liên quan sửa Luật Đường sắt, Bộ GTVT đồng ý chủ trương nhượng quyền khai thác cho các DN trên nguyên tắc phải mang lại lợi ích cho Nhà nước – doanh nghiệp và người dân. Trước mắt sẽ chuyển nhượng toàn bộ quyền khai thác tuyến Hà Nội – Lào Cai cho các nhà đầu tư.

Cũng theo ông Đông, đường sắt được ví như xương sống chạy dọc đất nước trong phát triển KTXH, nhưng hiện nay nó đang ọp ẹp.

DN sẵn sàng đầu tư đoàn tàu tiêu chuẩn ngang Singapore trong 1 năm

Tại cuộc đối thoại giữa các DN với Bộ GTVT ngày 20.4, nhiều ý kiến cho rằng, nếu đường sắt không phát triển thì khách hàng chỉ đến với đường bộ và sẽ tăng quá tải, nhà đầu tư luôn kỳ vọng, mong muốn Bộ GTVT gỡ các chính sách để sớm triển khai. Đại diện Tập đoàn Vingroup ông Trần Thanh Sơn mong muốn được đầu tư vào các tuyến đường sắt Hà Nội – Đà Nẵng, Sài Gòn – Đà Nẵng và đặc biệt rất mong muốn được đầu tư vào tuyến Hà Nội – Lào Cai. Hiện lượng khách nước ngoài vẫn rất muốn đi tàu, nhưng cần phải có những đoàn tàu chất lượng và tiêu chuẩn của Châu Âu, để giảm thời gian chạy tàu xuống còn dưới 5 giờ thì sẽ thu hút hành khách đi tàu. Nếu được cấp phép chúng tôi sẽ đầu tư được những đoàn tàu tiêu chuẩn ngang với Singapore trong vòng 1 năm, Bộ GTVT cần tạo điều kiện cho DN như thời gian chạy tàu, lộ trình và các điểm tránh tàu.

Cùng đó ông Trần Thế Hùng - Cty CP vận tải đường sắt cho biết, hiện Cty đã đầu tư toa xe chất lượng cao để vận chuyển container và ôtô hiện mỗi ngày một đôi tàu chạy HN – TPHCM và ngược lại, hiện chúng tôi chỉ đầu tư toa xe và thuê sức kéo.  Ngành đường sắt có sẵn cơ sở vật chất do vậy nếu xã hội hoá theo PPP thì sẽ tạo thuận lợi cho các DN. Rất mong Bộ GTVT xem xét những dịch vụ chung nhất còn những dịch vụ khách cần phải xã hội hoá. 

Trước những vấn đề các DN đưa ra, Bộ trưởng Bộ GTVT – Đinh La Thăng cho rằng, cần phải để nhiều DN tham gia đầu tư mới tránh được độc quyền trong kinh doanh và các DN mới có điều kiện tiếp cận các dịch vụ tốt nhất. VNR là một DN do vậy, mọi hoạt động SXKD phải bình đẳng không được phép độc quyền.

Ông Thăng cũng yêu cầu ngành đường sắt rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật xây dựng ngành đường sắt phát triển, đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhưng phải đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhà nước chỉ quản lý điều độ chạy tàu, an ninh quốc phòng, đường sắt là sở hữu toàn dân, các nhà đầu tư chỉ được phép thuê đất và phải sử dụng đúng mục đích đúng quy hoạch.

Hiện cung cách quản lý ngành đường sắt chưa cao và các nhà đầu tư đã nhìn thấy tiềm năng để đầu tư khai thác, DN kinh doanh hiệu quả Nhà nước sẽ thu được thuế cao hơn và tạo ra một sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong lĩnh vực đường sắt nói riêng và đối với các phương thức vận tải nói chung. Cần tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu và CPH VNR đúng lộ trình đồng bộ; xây dựng hoàn chỉnh các đề án, công bố công khai để mời gọi các nhà đầu tư… Để người dân được hưởng dịch vụ tốt hơn, an toàn hơn và giá dịch vụ rẻ hơn đó là mục đích của ngành giao thông.

Đặng Tiến

Lao động

Các tin tức khác

>   Đồng Nai: Thu hút vốn FDI đạt kế hoạch cả năm chỉ sau hơn 2 tháng (20/04/2015)

>   Sang Indonesia sản xuất, bán ôtô 300 triệu cho dân Việt? (20/04/2015)

>   1.300 tỷ mua đoàn tàu tuyến đường sắt Cát Linh -Hà Đông (20/04/2015)

>   Ngành nông nghiệp hội nhập quốc tế: Tối đa hóa lợi ích, giảm rủi ro cho nông dân (20/04/2015)

>   Cây trồng biến đổi gen không phải là "chìa khóa vàng" cho nông nghiệp (20/04/2015)

>   Bốn đề xuất mới trong Dự thảo Luật Dược (sửa đổi) (20/04/2015)

>   Chủ tịch Đà Nẵng: DN ngày càng "khó tính" hơn (20/04/2015)

>   Toyota bỏ lắp ráp ở Việt Nam: "Họ dọa đấy!" (20/04/2015)

>   Tăng thuế, phí để bù đắp cho hội nhập? (20/04/2015)

>   Tăng trưởng trên 6%: Lại đến thời lạc quan? (20/04/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật