Thứ Hai, 27/04/2015 16:41

Gỡ vướng trong tái cơ cấu DNNN

Phấn đấu trong quý II/2015 triển khai xác định giá trị doanh nghiệp (DN), trong quý III công bố giá trị DN, hoàn thành cổ phần hóa đối với tất cả các DN cần cổ phần hoá thuộc khối doanh nghiệp Trung ương trong quý IV năm nay theo đề án đã được phê duyệt.

Quanh cảnh hội nghị. Ảnh: doanhgnghieptrunguong.vn

Đây là ý kiến của ông Bùi Văn Cường, Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp (DN) Trung ương, tại Hội nghị Tái cơ cấu DN Nhà nước Khối DN Trung ương năm 2015 do Đảng ủy Khối tổ chức.

Đã thoái vốn tại 235/784 doanh nghiệp

Ông Bùi Văn Cường, Bí thư Đảng ủy Khối DN Trung ương cho biết trong năm 2014, Đảng ủy Khối và các cấp ủy trực thuộc đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác tái cơ cấu các DN trong Khối, nhờ đó đã tạo ra bước chuyển biến mạnh về nhận thức cũng như kết quả tái cơ cấu. Theo đó, một số đơn vị đã thực hiện xong hoặc đang triển khai tốt tiến độ cổ phần hóa. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã hoàn thành 100% theo đề án được phê duyệt và đang đề xuất thực hiện cổ phần hóa thêm một số DN trực thuộc. Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) cổ phần hóa xong 3/8 đơn vị, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) cổ phần hóa xong 5/9 đơn vị theo đề án được phê duyệt.

Tính lũy kế đến 31/12/2014, các DN trong Khối đã thoái toàn bộ vốn tại 235/784 DN và thoái một phần tại 13/55 DN.

Ông Cường cho biết, nhiệm vụ trọng tâm tái cơ cấu năm 2015 là tiếp tục thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn. Các DN trong Khối cần hoàn thành cổ phần hóa 52 DN thành viên, đồng thời thực hiện cổ phần hóa 6 công ty mẹ là: Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Tổng Công ty Sông Đà, Tổng Công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị, Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam, Tổng Công ty Lương thực miền Nam.

Ngoài ra, tiếp tục thực hiện mục tiêu hoàn thành thoái 100% vốn tại 549 DN và thoái một phần vốn tại 42 DN, đồng thời thực hiện sáp nhập 45 DN thành viên.

Những "điểm nghẽn" cần tháo gỡ

Chia sẻ kinh nghiệm về tái cơ cấu, ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cho biết Tập đoàn đã tích cực giảm, bỏ nhiều công ty con, công ty cháu, các đầu mối trung gian. Ngoài ra, việc tinh giản biên chế được thực hiện mạnh mẽ với 3.000 lao động (với tỷ trọng lớn là khối phòng, ban, khối gián tiếp) được tinh giản.

Ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn TKV cho biết dù đã cố gắng nhưng việc tinh giản biên chế là vấn đề gặp nhiều khó khăn nhất. Với đặc thù là đơn vị đông lao động (hơn 13 vạn người), việc sắp xếp lao động dôi dư không dễ dàng, do thiếu các chế độ, cơ chế khuyến khích người lao động nghỉ hưu sớm.

Nhấn mạnh những vướng mắc trong mua bán cổ phần, ông Hoàng Nguyên Học, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cho biết, SCIC chỉ được xem xét mua lại các DNNN trong khoảng thời gian rất gấp, khi việc cổ phần hóa gặp khó khăn (không có nhà đầu tư chiến lược hoặc bán không hết…) hay do phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) không thành công.

Phần lớn các DN này hiệu quả kinh doanh thấp, không có sức hút với thị trường. Trong khi đó, theo quy định, SCIC không được hạch toán riêng các khoản này, trong khi vẫn phải đảm bảo kinh doanh hiệu quả nên rất khó thực hiện.

Ông Học kiến nghị trong bối cảnh thị trường trầm lắng, DN kém hấp dẫn, IPO thành công ít, thì cần linh hoạt hơn để có thể nới room cho nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, cần có chế tài đối với các bộ, ngành, địa phương thực hiện chậm việc chuyển giao vốn.

Tiếp thu các ý kiến, ông Nguyễn Trọng Dũng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới DN đánh giá việc cổ phần hóa, tái cơ cấu DNNN có nhiều nỗ lực nhưng vẫn còn những lực cản khiến tiến độ hoàn thành chậm.

Trước mắt, Bộ Tài chính cần khẩn trương có hướng dẫn mang tính kỹ thuật để việc tái cơ cấu thực hiện hiệu quả. Ông Dũng cũng nhấn mạnh yêu cầu của Chính phủ, theo đó việc đạt tiến độ là quan trọng nhưng phải gắn liền với hiệu quả thực chất của tái cơ cấu DNNN.

Ông Bùi Văn Cường, Bí thư Đảng ủy Khối DN Trung ương đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy các tập đoàn, tổng công ty chỉ đạo xây dựng và đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn năm nay theo đúng tiến độ.

Huy Thắng

chính phủ

Các tin tức khác

>   Đàm phán mới về TPP vẫn không đạt được tiến triển đáng kể (27/04/2015)

>   Nhập khẩu quặng và khoáng sản tăng nhẹ (27/04/2015)

>   Toyota ra điều kiện: 'Đòi' 2 tỷ USD để ở lại Việt Nam? (27/04/2015)

>   "Điệp khúc buồn" ngành nông sản: Tiếp theo là vải thiều và thanh long? (27/04/2015)

>   Viettel vẫn quyết đầu tư vào Nepal sau động đất? (27/04/2015)

>   Hợp đồng đăng ký xuất khẩu cá tra giảm mạnh (27/04/2015)

>   Tăng lượng dự án, vốn FDI vẫn giảm (27/04/2015)

>   Nhập siêu "dồn" vào thiết bị, máy móc (27/04/2015)

>   Việt Nam-EU thúc đẩy đàm phán và ký kết FTA song phương (27/04/2015)

>   Ngành chè Việt Nam: Sắp xếp lại vùng nguyên liệu (26/04/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật