Thứ Sáu, 24/04/2015 09:03

[Bài cập nhật]

ĐHĐCĐ Vietcombank: Lờ đi... báo cáo Ban điều hành, M&A còn bỏ ngỏ

Nếu như những thương vụ sáp nhập khác trong giới ngân hàng đã dần được hé lộ thì cuộc “hôn nhân” giữa Vietcombank (HOSE: VCB) và một tổ chức tín dụng (TCTD) khác đã được thông qua tại ĐHĐCĐ bất thường tổ chức cuối năm 2014 vẫn còn là ẩn số.

11h00: Đại hội kết thúc với tất cả các tờ trình được thông qua.

10h00: Đại hội bắt đầu thảo luận.

Bán nợ 1,000 tỷ đồng cho VAMC

Về vấn đề cơ cấu nợ của Vinaline, tại sao VCB lại bán lại cho DATC? Và tại sao VCB không tham gia góp vốn, mua cổ phần?

Qua đánh giá một cách tổng thể về khoản nợ và hoạt động của Vinaline, VCB đã có nhận định rằng, hiệu quả của việc thu hồi một khoản nợ không phải chỉ tính về giá trị mà còn cần tính tới thời gian thu hồi nợ. Do vậy, VCB đang tiến hành đàm phán với DATC và Vinaline về việc mua lại nợ. Đồng thời, do DATC là công ty mua bán nợ của Bộ Tài chính nên việc mua bán sẽ được thực hiện rõ ràng. Việc bán nợ là phương án được VCB lựa chọn.

Về việc không mua cổ phần và góp vốn, một phần do những quy định giới hạn tỷ lệ nắm giữ cổ phần các TCTD và doanh nghiệp.

Phương án bán nợ cho VAMC?

Dự kiến VCB sẽ bán 1,000 tỷ đồng nợ cho VAMC, thực hiện trong quý 2/2015.

Mặc dù có thể tăng nhưng chắc chắn VCB sẽ là tổ chức bán nợ thấp nhất cho VAMC.

Về việc đầu tư vào trái phiếu chính phủ của VCB?

Trong năm 2014, VCB là ngân hàng tiên phong trong việc giảm lãi suất huy động, đồng thời giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, với vị thế của mình nên trong năm 2014, VCB có mức tăng trưởng rất cao. Việc đầu tư vào trái phiếu chính phủ là một nghiệp vụ đã được VCB thực hiện và đã mang lại hiệu quả rất tốt với VCB.

Mizuho có ý định tăng tỷ lệ nắm giữ VCB lên 20%? Và VCB có phương án giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước xuống dưới 65% hay không?

NHNN và Thủ tướng Chính phủ đã chấp nhận chủ trương cho phép VCB tăng vốn thông qua phát hành cho nhà đầu tư khác, loại trừ cổ đông Nhà nước. Như vậy, mặc dù số lượng cổ phần nắm giữ của Nhà nước giữ nguyên nhưng tỷ lệ sở hữu sẽ giảm xuống khi tăng vốn.

Về phía Mizuho, đây là vấn đề riêng của cổ đông Mizuho nên VCB không thể nắm rõ được.

Ban Chủ tọa nói gì về M&A và việc bỏ qua báo cáo của Ban điều hành

Vì sao chưa trình bày báo cáo Ban điều hành?

Ông Nghiêm Xuân Thành xin lỗi cổ đông về việc chưa nói rõ với cổ đông về vấn đề này.

Do có sự trùng lặp về con số và phương hướng, nên Ban chủ tọa đã quyết định lồng ghép 2 báo cáo trong phần trình bày của Chủ tịch HĐQT.

Kế hoạch M&A đã được thông qua tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2014 nay ra sao?

Mặc dù đã thông qua tại ĐHĐCĐ bất thường 2014 nhưng tới thời điểm hiện tại, VCB vẫn đang trong quá trình tìm kiếm, tìm hiểu các TCTD khác. Việc sáp nhập và phương án sáp nhập cụ thể sẽ được trình cổ đông khi có phương án cụ thể.

Trong mục tiêu tăng trưởng năm 2015, tại sao lãi trước thuế chỉ tăng có 0.4%?

Về kế hoạch kinh doanh năm 2015, VCB đề xuất lợi nhuận chỉ tăng 0.4% trên tinh thần phát triển bền vững. Nguyên nhân chính là do dự kiến trích lập quỹ dự phòng rủi ro tăng 1,000 tỷ, tương ứng với mức tăng  22%, đây là mức tích lập thận trọng nhưng phù hợp với quy định của NHNN.

Ban điều hành không báo cáo tại Đại hội

09h50: Đại hội chuyển qua phần các tờ trình. Bà Lê Thị Hoa – Thành viên HĐQT Vietcombank trình Đại hội về việc trích lập các quỹ và phân phối lợi nhuận năm 2014.

Theo như chương trình Đại hội thì Vietcombank hiện đang bỏ qua báo cáo của Ban điều hành cũng như tờ trình về thù lao HĐQT và BKS năm 2015. Trong tài liệu công bố trước đó, mức thù lao này được giữ nguyên như năm 2014, tức bằng 0.35% lợi nhuận sau thuế.

* VCB: Tài liệu đại hội cổ đông thường niên năm 2015

09h30: Bà Trương Lệ Hiền – Trưởng BKS trình bày Báo cáo của BKS trong năm 2014 và định hướng năm 2015.

9h10: Ông Nghiêm Xuân Thành – Chủ tịch HĐQT trình bày Báo cáo của HĐQT.

Tính đến thời điểm 31/12/2014, tổng tài sản Vietcombank đạt 576.9 ngàn tỷ đồng, tăng 23% so với thời điểm đầu năm. Dư nợ tín dụng đạt gần 326 ngàn tỷ đồng, tăng 18% (trung bình ngành là 14.5%). Dư nợ cho vay khách hàng đạt 323.3 ngàn tỷ đồng, tăng 18%.

Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu cả năm 2014 đạt 48.14 tỷ USD, tăng 16%. Thị phần thanh toán xuất nhập khẩu đạt 16% trong năm 2014, tăng 0.7% so với 2013. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 29 tỷ USD, tăng 10%.

Lãi trước thuế năm 2014 đạt 5,876 tỷ đồng, tăng 2% so với 2013 và vượt 7% kế hoạch. Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi tăng gần 1.5%.

Các chỉ số hiệu quả như hiệu suất sinh lời của tổng tài sản bình quân (ROAA), hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE) năm 2014 lần lượt đạt 0.88% và 10.76%. Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) ở mức 11.61%, đáp ứng quy định của NHNN (tối thiểu 9%). Tỷ lệ nợ xấu ở mức 2.31%.

08h45: ĐHĐCĐ thường niên năm 2015 của Vietcombank được tổ chức tại Hà Nội sáng ngày 24/04 bắt đầu.

TRƯỚC ĐẠI HỘI

Đề án sáp nhập vẫn là ẩn số

Tại ĐHĐCĐ bất thường được tổ chức vào ngày 26/12/2014, cổ đông Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Vietcombank (HOSE: VCB) đã thông qua việc sáp nhập một TCTD khác. Vào thời điểm lúc đó, HĐQT Vietcombank cho rằng đây đã là thời điểm và cơ hội tốt để thực hiện sáp nhập. Và ĐHĐCĐ cũng đã thống nhất giao HĐQT Vietcombank tìm kiếm đối tác phù hợp, thực hiện việc nghiên cứu khả thi, lập đề án sáp nhập trình ĐHĐCĐ.

*ĐHĐCĐ VCB: Thông qua việc sáp nhập một ngân hàng khác

*Ló dạng cuộc “hôn nhân” Vietcombank - SaigonBank

*Reuters: NHNN phác thảo kế hoạch sáp nhập các ngân hàng lớn trong năm 2015

Tuy nhiên, trước thềm ĐHĐCĐ thường niên năm 2015 diễn ra ngày 24/04 tại Hà Nội, những thông tin về cuộc “hôn nhân” giữa Vietcombank và một TCTD khác vẫn còn là “ẩn số” khi chưa có bất cứ một tờ trình nào đề cập đến vấn đề sáp nhập.

Về sở hữu cổ phần tại các tổ chức tín dụng khác, tính đến cuối năm 2014, Vietcombank đang nắm  9.59% vốn Ngân hàng Quân đội (HOSE: MBB), 8.19% vốn Eximbank (HOSE: EIB), 5.07% vốn Ngân hàng Phương Đông (OCB) và 4.3% vốn Saigonbank.

Cổ tức 2014 tỷ lệ 10%

Theo phương án phân phối lợi nhuận năm 2014, Vietcombank trình cổ đông thông qua kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10%, tương ứng với 2,665 tỷ đồng.

Mức trích quỹ dự phòng bổ sung vốn điều lệ và quỹ dự phòng tài chính lần lượt với tỷ lệ 5% và 10% mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, tương ứng với mức trích lần lượt là 233.8 tỷ và 447.6 tỷ đồng.

Chỉ tiêu lợi nhuận chưa phân phối tại thời điểm kết thúc năm tài chính 2014 theo BCTC hợp nhất đã kiểm toán của Vietcombank đạt 6,627.4 tỷ đồng.

 Minh Tuấn

Các tin tức khác

>   ĐHĐCĐ Intresco: Kêu gọi cổ đông góp tiền làm dự án còn hơn nằm chờ sung rụng (24/04/2015)

>   ĐHĐCĐ PAN: Đổi tên, lại lên kế hoạch phát hành thêm (24/04/2015)

>   ĐHĐCĐ LGC: Đằng sau giá chuyển đổi trái phiếu chỉ 10,000 đồng/cp (23/04/2015)

>   DNM: Giải trình chênh lệch lợi nhuận quý 1/2015 so với quý 1/2014 (23/04/2015)

>   HNM: Báo cáo thường niên 2014 (23/04/2015)

>   CVN: Báo cáo thường niên 2014 (23/04/2015)

>   NST: Báo cáo tài chính quý 1/2015 (23/04/2015)

>   MDC: Quý 1 lỗ ròng hơn 8 tỷ đồng (24/04/2015)

>   B82: Báo cáo tài chính quý 1/2015 (23/04/2015)

>   IDV: Báo cáo tài chính bán niên năm 2015 (công ty mẹ) (23/04/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật