Thứ Sáu, 24/04/2015 09:15

[Bài cập nhật]

ĐHĐCĐ PAN: Đổi tên, lại lên kế hoạch phát hành thêm

ĐHĐCĐ thường niên năm 2015 của CTCP Xuyên Thái Bình (HOSE: PAN) sáng 24/04 sẽ tập trung bàn về phương án phát hành hơn 17.6 triệu cp, kế hoạch lãi cao, tăng vọt vốn cho PAN Food và đổi tên thành Tập đoàn Pan (PAN Group).

11h53: Đại hội thông qua tất cả các tờ trình.

NSCSSC sẽ khống chế toàn bộ giống ngô của Việt Nam?

11h40: Đại hội thảo luận

Quỹ Hòa bình Phát triển Việt Nam phản đối việc mua giống biến đổi gen nước ngoài, vậy liệu PAN mua giống ngô biến đổi gen này có ảnh hưởng về sau hay không?

Giáo sư Trần Đình Long – Thành viên HĐQT PAN cho biết, Việt Nam muốn trở thành cường quốc nông nghiệp thì phải tăng giá trị lên và hiện đang thiếu công nghệ cao sau thu hoạch.

Ở Việt Nam vẫn có giống gạo tốt có thể bán 600 – 1,600 USD/kg, nhưng gạo lại thiếu khâu tổ chức sản xuất làm giảm sản lượng.

Quỹ Hòa bình không phản đối mà đề xuất phải tiếp cận giống ngô biến đổi gen một cách không phụ thuộc vào nước ngoài.

Thời gian tới, NSC và SSC sẽ khống chế toàn bộ giống ngô của Việt Nam, ngô có giá trị 500-700 triệu/ha chứ không phải 20 triệu/ha như bây giờ. PAN sẽ là cứu cánh cho ngành nông nghiệp Việt Nam, bởi PAN còn giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm.

11h15: Ông Nguyễn Văn Khải – Thành viên HĐQT cho biết, đối với dự án gạo, tháng 7 sẽ đưa ra thị trường theo quy trình NSC cung cấp giống, đồng thời cũng hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân và bao tiêu sản phẩm.

10h35: Sau giờ giải lao, Chủ tịch Nguyễn Duy Hưng chia sẻ trước Đại hội.

Ông Hưng cho biết, cách đây 2 năm PAN biến một công ty làm dịch vụ vệ sinh sang làm một công ty nông nghiệp. Khi đó, cổ đông nghi ngờ liệu tham vọng của ông Chủ tịch có làm được hay không. Vì vậy, hôm nay ban lãnh đạo sẽ chia sẻ những gì đã làm được trong 2 năm qua.

PAN chọn cách mua lại những công ty có thị trường, bộ máy… để sẵn nền tảng phát triển. Trong đó, PAN đã hợp nhất được NSC có kinh doanh tài chính lành mạnh và từ đây phát triển được SSC, rồi ABT là công ty hiếm hoi sản xuất thực phẩm có nguyên liệu từ hải sản.

LAF từ một công ty lỗ và đã hoạt động ổn định và có lãi.

BBC từ công ty rối bời, tưởng rằng trở thành Lotte Việt Nam thì nay đã hoạt động ổn định.

Ông Hưng giới thiệu bà Lê Thị Lệ Hằng – Phó Chủ tịch HĐQT NSC (sắp tới sẽ được bầu làm Chủ tịch của SSC sau khi NSC nắm chi phối) chia sẻ về những hoạt động của NSC. Bà Hằng cho biết, sau khi nắm giữ chi phối, NSC đã đẩy mạnh hoạt động R&D để phát triển sản phẩm giống độc quyền. Thời gian tới NSC vẫn tiếp tục hợp tác với đối tác nước ngoài để đẩy mạnh R&D về giống rau và công nghệ. Định hướng trong những năm tới, NSC sẽ mang đầy đủ các sản phẩm đưa lên bàn ăn gia đình.

09h12: Đại hội bắt đầu với sự tham dự của 44 cổ đông, đại diện cho 85.03% tổng số có quyền biểu quyết.

TRƯỚC ĐẠI HỘI

2014 liên tục phát hành cổ phần

Theo báo cáo của ban điều hành, 2014 là năm thứ hai PAN thực hiện thay đổi trọng tâm sang lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm. Theo đó PAN đã mua lại cổ phần chi phối các công ty có thế mạnh trong hai lĩnh vực này từ đó tạo nên chuỗi giá trị gia tăng.

Tính đến thời điểm cuối năm 2014, PAN đang nắm giữ 56.7% vốn NSC, 62.5% vốn ABT, LAF là 23% và 100% vào công ty PAN Services. Ngược lại, PAN đã thoái vốn tại AGF để tập trung nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh cốt lõi với giá trị thu về 117 tỷ đồng.

Trong năm qua, PAN đã có 3 lần phát hành cổ phần tăng vốn, trong đó phát hành riêng lẻ hơn 20 triệu cp giá 32,000 đồng/cp, hơn 20 triệu cổ phiếu thưởng tỷ lệ 2:1, ESOP 1.1 triệu cp và tăng vốn lên hơn 616 tỷ đồng. Ngoài ra, tháng 12/2014 PAN cũng đã ký các thỏa thuận phát hành riêng lẻ 21.5 triệu cp cho nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước với giá 35,000 đồng/cp vào ngày 23/01/2015.

Với những hoạt động đó, kết thúc năm 2014, PAN thực hiện được 1,122 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, tăng 82% so năm 2013 và đạt 83% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế 183 tỷ đồng, tăng 335% so 2013 và vượt 31% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế 100 tỷ đồng, trong khi năm 2013 âm 2 tỷ đồng. Cổ tức 10%.

Theo giải trình của PAN, sở dĩ doanh thu đạt thấp chủ yếu do đến cuối năm 2014 tỷ lệ sở hữu của NSC tại SSC chưa đạt đủ để hợp nhất vào báo cáo tài chính. Ngoài ra, doanh thu của ABT chỉ đạt 82% kế hoạch làm giảm doanh thu hợp nhất khoảng 100 tỷ đồng. Còn lợi nhuận vượt kế hoạch do các công ty con đều thực hiện vượt chỉ tiêu đề ra.

Trong cơ cấu doanh thu, PAN có sự dịch chuyển dần phản ánh sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh với tỷ trọng nông nghiệp 30%, thủy sản 40% và giảm dần từ lĩnh vực kinh doanh truyền thống là dịch vụ tòa nhà 30%.

 

 

 

Hoạt động khác chủ yếu bao gồm lợi nhuận từ hoạt động tài chính, trong năm 2013 lỗ hoạt động khác phát sinh đột biến nguyên nhân chủ yếu là do trích lập dự phòng giao dịch thoái vốn tại AGF.

Kế hoạch 2015 lãi tăng mạnh, lại tiếp tục phát hành

Định hướng trong năm 2015, ban lãnh đạo PAN cho biết sẽ tiếp tục chiến lược mua cổ phần chi phối các công ty có thế mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và thực phẩm. Theo đó, công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất 2,530 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 280 tỷ đồng, lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ 150 tỷ đồng và cổ tức 10% bằng tiền mặt. Thù lao HĐQT và BKS 3 tỷ đồng. Các chỉ tiêu đưa ra của PAN đều tăng mạnh so với thực hiện 2014.

Công ty tiếp tục lên kế hoạch phát hành 16,628,749 cp cho cổ đông hiện hữu với giá dự kiến 10,000 đồng/cp, tỷ lệ 5:1. Vốn huy động dự kiến là 166 tỷ đồng. Mục đích phát hành nhằm nâng cao năng lực tài chính, thực hiện chiến lược đầu tư, mua lại, hợp nhất các công ty hoạt động trong ngành nông nghiệp và thực phẩm.

Đồng thời PAN cũng sẽ phát 1 triệu cp ESOP nhằm bổ sung vốn lưu động.

Bên cạnh đó, HĐQT cũng đề xuất tăng vốn điều lệ cho CTCP Thực phẩm PAN (PAN Food) từ 100 tỷ đồng lên 1,000 tỷ đồng trong tháng 5 tới. Theo đó, PAN Food sẽ phát hành 90 triệu cp cho PAN với tổng trị giá 900 tỷ đồng.

Việc góp vốn vào PAN Food được thực hiện bằng tiền mặt và các cổ phiếu ABT và LAF do PAN sở hữu. Cụ thể, góp vốn bằng tiền mặt là 576 tỷ đồng và gần 3.4 triệu cp (23%) LAF do PAN sở hữu, tương đương giá trị 34 tỷ đồng – tính theo giá vốn đầu tư của PAN; và gần 7.3 triệu cp ABT (63%) với giá trị gần 290 tỷ đồng.

Danh sách cổ đông sáng lập của PAN Food sau khi tăng vốn gồm: PAN (ông Nguyễn Duy Hưng đại diện) 99.99 triệu cp, chiếm 99.99% vốn, bà Nguyễn Thị Hồng Hải 5,000 cp, bà Nguyễn Thái Hạnh Linh 5,000 cp.

PAN dự kiến tập trung phát triển PAN Food trở thành công ty chuyên về thực phẩm, sở hữu toàn bộ các mảng kinh doanh, các dự án và các công ty thành viên trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm đóng gói có thương hiệu. Để thực hiện chiến lược này, PAN Food phải tăng vốn để tăng tỷ lệ sở hữu đa số hoặc sở hữu chiến lược tại các công ty mục tiêu gồm LAF, BBC, ABT, có nguồn kinh phí để triển khai dự án gạo đóng gói (PAN Rice) và các sản phẩm khác.

PAN cũng xin ý kiến cổ đông đổi tên thành CTCP Tập đoàn Pan (PAN Group).

Thanh Nụ

Các tin tức khác

>   ĐHĐCĐ LGC: Đằng sau giá chuyển đổi trái phiếu chỉ 10,000 đồng/cp (23/04/2015)

>   DNM: Giải trình chênh lệch lợi nhuận quý 1/2015 so với quý 1/2014 (23/04/2015)

>   HNM: Báo cáo thường niên 2014 (23/04/2015)

>   CVN: Báo cáo thường niên 2014 (23/04/2015)

>   NST: Báo cáo tài chính quý 1/2015 (23/04/2015)

>   MDC: Quý 1 lỗ ròng hơn 8 tỷ đồng (24/04/2015)

>   B82: Báo cáo tài chính quý 1/2015 (23/04/2015)

>   IDV: Báo cáo tài chính bán niên năm 2015 (công ty mẹ) (23/04/2015)

>   PRO: Báo cáo thường niên 2014 (23/04/2015)

>   S74: Báo cáo thường niên 2014 (23/04/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật