Thứ Năm, 16/04/2015 14:17

[Bài cập nhật]

ĐHĐCĐ HCM: "Không cần là công ty chứng khoán hạng nhất"

Chiều ngày 16/04, ĐHĐCĐ thường niên năm 2015 của CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE: HCM) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2015 với doanh thu hơn 779 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 324 tỷ đồng, cổ tức bằng tiền mặt dự kiến 12%.

Đại diện HCM cho biết "không cần là công ty chứng khoán hạng nhất vì công ty chứng khoán hạng nhất chưa chắc là giỏi nhất". Công ty cũng đặt chỉ tiêu thị phần môi giới năm 2015 đạt 11.1%, tăng 0.5% so với năm 2014; trong đó, khối khách hàng cá nhân chiếm 7.4% thị phần.

17h50: Cuối đại hội, các cổ đông thông qua các tờ trình, trong đó có việc ông Lê Thắng Cần sẽ thay ông Hoàng Đình Thắng vào HĐQT của HCM.

16h30: Đại hội bước vào thảo luận.

Ban điều hành có đề cập mảng tự doanh năm 2015 sẽ thấp hơn năm 2014, vậy có thể chia sẻ về danh mục tự doanh của công ty? Về cổ phiếu nắm giữ và quản trị rủi ro hay trích lập với danh mục này ra sao?

Những danh mục mà HCM có thể công bố đã công bố trong các báo cáo và phát hành đại chúng, còn danh mục cụ thể Ban điều hành khó công bố do đây là những nét khác biệt của công ty. HCM có mua bán theo chỉ số.

Kế hoạch đề ra trong năm 2015 với lợi nhuận hơn 324 tỷ đồng, trong khi đó quý 1 mới chỉ thực hiện được 15%, vậy xác suất hoàn thành kế hoạch năm 2015 là bao nhiêu?

Đại diện HCM cho biết công ty đặt ra kế hoạch bao gồm nhiều yếu tố như quá khứ, lạc quan, hay khách quan,… HCM tin tưởng kế hoạch này là khả quan.

HCM có tham vọng dành lại thị phần và dẫn đầu ngành chứng khoán, tuy nhiên thời gian đây HCM khá im ắng so với SSI, vậy liệu HCM có định hướng làm “leader” của thị trường không?

Theo ông Johan, phương châm của HCM là giành giật chứ không chộp giật và đặt an toàn lên trên hết. Công ty sẽ đề ra những biện pháp khắc phục để giành lại thị phần.

Đồng thời, HCM sẽ cân nhắc giữ cân đối kinh doanh hiệu quả hay kinh doanh bền vững và yếu tố bền vững vẫn được đặt cao hơn. HCM không cần là công ty chứng khoán hạng nhất vì công ty chứng khoán hạng nhất chưa chắc là giỏi nhất.

Phí margin cao hơn, phí môi giới cao hơn nhưng tại sao kế hoạch lợi nhuận lại giảm?

Do lãi suất giảm nên khoản phí mang lại thấp hơn. Phần tự doanh năm 2015 cũng sẽ giảm hơn do lãi suất giảm, tự doanh sẽ không tập trung nhiều vào mảng trái phiếu.

Các tác động sẽ ảnh hưởng đến phần lợi nhuận sau cùng của công ty.

Thông tư 36 và 210 sẽ tác động như thế nào đến vốn của công ty?

Theo ông Johan, HCM đã đánh giá nguồn vốn và cân nhắc giữa sử dụng vốn vay hay vốn cổ phần. Ông cho rằng phải dùng tối đa vốn cổ phần sau đó đến tối đa vốn vay để thấy hiệu quả.

Lãi suất đang thấp, nếu cần thì HCM sẽ phát hành trái phiếu và khả năng thành công cao, tuy nhiên hiện tại thì HCM chưa cần nguồn vốn này.

16h20: Đại diện công ty đọc tờ trình về phân phối lợi nhuận năm 2014, trong đó cổ tức bằng tiền mặt đợt 2/2014 với tỷ lệ 16%. Ngày đăng ký cuối cùng dự kiến 08/05 và ngày thanh toán sự kiến 27/05/2015.

Bên cạnh đó, cũng trình đại hội thông qua các báo cáo của Tổng Giám đốc, HĐQT, lựa chọn đơn vị kiểm toán, bầu thay thế thành viên HĐQT,…

Thị phần của HCM giảm dần ở mảng cá nhân trong năm 2014

14h30: Ông Johan Nyvene  - Tổng Giám đốc công ty đọc báo cáo hoạt động năm 2014 và trình kế hoạch năm 2015.

Ông cho biết, thị phần của HCM giảm dần ở mảng cá nhân trong năm 2014 do mất đi một số khác hàng lớn. Bên cạnh đó, có giao dịch bất thường của một số cổ phiếu và giao dịch này tập trung ở một vài công ty chưa có tên tuổi đã ảnh hưởng đến HCM.

Điểm khác biệt trong doanh thu năm 2014 vừa qua đến từ mảng trái phiếu. Thu nhập từ mảng này năm 2014 đạt 48 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2013 chủ yếu là do việc hiện thực hoá nhanh lợi nhuận của các lô trái phếu trong quý 1 và quý 3/2014 mặc dù lợi suất trái phiếu chính phủ bình quân tại các kỳ hạn đã giảm xuống mức 5.2%/năm (năm 2013: 7.3%/năm) và vốn đầu tư trái phiếu bình quân năm 2014 đạt 168 tỷ đồng (năm 2013: 405 tỷ đồng). Do vậy, mức sinh lời từ đầu tư trái phiếu năm 2014 đạt 28.7%/năm, cao hơn so với mức 10.9%/năm của năm 2013.

Tuy nhiên, HCM sẽ giành lại thị phần ở mảng cá nhân trong năm 2015 với giả định thị phần ở mảng này sẽ tăng lên 8% và phí giao dịch bình quân ở mức 0.19% giá trị giao dịch, tương đương mức năm 2014. Trong năm nay, HCM cũng sẽ giảm lãi suất để không mất khách hàng và cạnh tranh thị phần.

Môi giới khách hàng cá nhân vẫn chiếm quan trọng nhất với HCM, phí môi giới kế hoạch đạt gần 300 tỷ đồng, tăng so với năm 2014 do mục đích tăng thị phần. Doanh thu lãi cho vay ký quỹ sẽ giảm mặc dù dư nợ cho vay đạt 1,700 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2014.

Lãi suất cho vay margin giảm từ 15% trong 2014 xuống 12.5% trong năm 2015 do lãi suất thị trường giảm và sự cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán.

Về tự doanh, năm 2015 sẽ không có giao dịch “một lần” vì vậy sẽ không có đột biến doanh thu. Ngoài ra cũng cũng sẽ không đầu tư vào trái phiếu do khả năng không được kết quả tốt như năm trước khi lãi suất thấp.

14h00: Đại hội bắt đầu với sự có mặt của 187 cổ đông đại diện cho 69.82% số cổ phiếu có quyền biểu quyết.

Trước Đại hội

Tự doanh năm 2015 sẽ giảm mạnh

HCM nhìn nhận tốc độ tăng trưởng về giá trị giao dịch trung bình hằng ngày trong 3 năm qua đạt mức 51%/năm nhưng việc tăng trưởng của thị trường chứng khoán qua từng năm vẫn chưa ổn định.

Kế hoạch hoàn thành cổ phần hoá 435 doanh nghiệp nhà nước vào cuối năm 2015 và một số lớn các doanh nghiệp này sẽ được nhanh chóng lên sàn giao dịch chứng khoán sẽ tạo thêm nguồn cung mới cho thị trường.

Các sản phẩm mới như chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR), chứng quyền (covered warrant) thuộc thị trường chứng khoán cơ sở dự kiến ra mắt vào cuối năm 2015 sẽ góp phần làm tăng thanh khoản.

Tuy nhiên, Thông tư 36 khi có hiệu lực có thể giới hạn thanh khoản của thị trường cũng như sẽ làm hạn chế việc cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Vì vậy, Ban điều hành dự đoán giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường năm 2015 là 4,000 tỷ đồng/ngày, tăng 33% so với giá trị giao dịch bình quân của năm 2014.

HCM cho biết, năm 2015, lãi suất vẫn duy trì ở mức thấp, các nguồn thu chủ yếu của công ty vẫn sẽ là phí môi giới với doanh thu 416 tỷ đồng và lãi margin với 212.5 tỷ đồng.

Doanh thu tự doanh năm 2015 dự đoán sẽ giảm mạnh về gần 66 tỷ đồng do doanh thu năm 2014 trước đó có sự đóng góp của các hoạt động như hiện thực hóa lợi nhuận từ phần còn lại của danh mục chứng chỉ quỹ (mua vào từ năm 2011), hiện thực hóa nhanh lợi nhuận từ các lô trái phiếu lớn.

Theo đó, lợi nhuận sau thuế năm 2015 được đặt ở mức đạt 324 tỷ đồng, giảm 14% so với năm 2014; hệ số thu nhập trên vốn cổ phần bình quân (ROAE) năm 2015 đạt 13.7%, thấp hơn so với mức 16.3% của năm 2014; cổ tức bằng tiền mặt dự kiến 12%.

Kết thúc năm 2014, HCM thu về hơn 831 tỷ đồng doanh thu và lãi ròng hơn 376 tỷ đồng, đều tăng hơn 30% so với năm 2013. Trong năm này, doanh thu từ phí môi giới đóng góp tỷ trọng cao nhất, chiếm 36% trong tổng doanh thu khi đạt 299 tỷ đồng; doanh thu từ hoạt động giao dịch ký quỹ (margin) và dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán đạt 248 tỷ đồng, đóng góp 30%; hoạt động tự doanh đóng góp 23% khi đạt 194 tỷ đồng.

Duy Hoàng

Các tin tức khác

>   BVS: Báo cáo thường niên năm 2014 (16/04/2015)

>   SJCS: Báo cáo thường niên năm 2014 (16/04/2015)

>   ACBS: Báo cáo thường niên năm 2014 (16/04/2015)

>   PXT: Giá vốn giảm mạnh, quý 1 có lãi 256 triệu đồng (16/04/2015)

>   ĐHĐCĐ SBS: M&A để tồn tại (16/04/2015)

>   AAA: Báo cáo tài chính quý 1/2015 (công ty mẹ) và giải trình (16/04/2015)

>   TMT: Đính chính thông báo Nghị quyết HĐQT ngày 15/04/2015 (16/04/2015)

>   HAH: Năm 2015, trình kế hoạch lãi 126 tỷ đồng (16/04/2015)

>   KSS: Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty (16/04/2015)

>   TVS: Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty (bản sửa đổi bổ sung) (16/04/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật