Thứ Bảy, 18/04/2015 14:45

Còn lại gì cho đài truyền hình?

Mỗi khi nói đến ngành truyền hình, người ta nghĩ ngay đến hai mảng lớn: truyền dẫn - phát sóng và sản xuất chương trình. Cả hai đang trải qua những thay đổi sâu sắc nhưng không phải thay đổi theo kiểu… đòi xây tháp cao nhất thế giới.

Sẽ đến lúc mọi ti vi sẽ tích hợp các chức năng xem phim hay nghe nhạc trực tuyến qua sóng wifi hay 4G, 5G

Xuất hiện các tay chơi mới

Dù không biết gì về kỹ thuật, người bình thường cũng có thể nhận ra những thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực truyền dẫn - phát sóng diễn ra quanh họ. Nếu như ngày xưa cứ nhìn lên là thấy ngay một rừng antenna tua tủa trên các nóc nhà để bắt sóng truyền hình thì nay hầu như rừng antenna này đã biến mất. Các dạng truyền hình cáp vô tuyến và hữu tuyến phát triển nhanh chóng, nhất là ở các thành phố lớn. Trong vòng mấy năm, số thuê bao truyền hình cáp nhảy vọt lên 5,5 triệu vào năm 2013, đem về đến 4.800 tỉ đồng doanh thu.

Thế nhưng thay đổi được dự báo sẽ diễn ra nhanh hơn, khó thấy hơn là thói quen xem các chương trình truyền hình ở mọi nơi mọi lúc thông qua nền tảng Internet hay mạng di động. Sẽ đến lúc tất cả các máy thu hình đều kết nối với Internet chứ không phải chỉ một số kiểu máy thông minh và đắt tiền như hiện nay. Cũng không phải vất vả mua thêm một Android TV box hay thẻ Chromecast, sẽ đến lúc mọi ti vi sẽ tích hợp các chức năng xem phim hay nghe nhạc trực tuyến qua sóng wifi hay 4G, 5G.

Lúc đó nơi đóng gói các chương trình, truyền dẫn chúng tới người xem có thể không phải là các nơi cung cấp dịch vụ truyền hình cáp như hiện nay mà có thể là những “tay chơi” hoàn toàn mới. Có thể đó là một công ty con của mạng viễn thông, một công ty tin học hay thậm chí một tập đoàn đa quốc gia chưa từng đặt chân đến Việt Nam.

Có thể quan sát cách Apple hay Amazon tìm cách đặt chân vào thị trường này ở nước ngoài để hình dung con đường thay đổi ở nước ta. Đầu tiên các nơi này thương lượng với các đài truyền hình để tích hợp các chương trình được ưa thích vào phần cứng họ bán. Ví dụ, mua cái hộp Apple TV người dùng ở Mỹ có thể xem HBO, Fox, ESPN, Disney, CNN, Netflix hay Hulu Plus và hàng chục chương trình khác. Mua cái hộp Amazon Fire TV thì xem được hàng chục chương trình tương tự. Những vấn đề còn lại như tốc độ đường truyền, cách ăn chia giữa các bên tham gia, thị trường phân tán... sẽ sớm được giải quyết.

Khán giả xem truyền hình ở đâu cũng đang đối diện một nỗi khó chịu lớn. Họ bỏ tiền mua nguyên một gói gồm cả trăm kênh truyền hình nhưng có bao giờ lướt qua hết - họ chỉ xem vài kênh ưa thích thôi nhưng phải trả tiền theo kiểu “kèm mồi” cho những kênh khác không bao giờ ghé mắt. Điều các “tay chơi” mới có thể làm là xáo động cái làng truyền hình cáp, phá vỡ cách làm bán nguyên gói cả trăm kênh, tạo ra cách xem ti vi kiểu mới, thích kênh nào thì chọn, thích chương trình nào thì “chuyển (stream)” về ti vi để xem trực tuyến. Lúc đó khái niệm truyền dẫn - phát sóng như chúng ta đang hiểu, đang xây dựng và phát triển sẽ không còn tồn tại nữa.

Cái này cũng tương tự như báo điện tử - sẽ đến lúc người đọc không nghĩ đến đơn vị báo nữa mà chỉ biết đến đơn vị bài báo. Các tờ báo và các đài truyền hình phải làm gì trong hoàn cảnh đó?

Nếu nói đây là chuyện tương lai xa thì cứ nghĩ mà xem, hiện nay con số người xem truyền hình bằng điện thoại di động hay máy tính bảng đang tăng lên nhanh chóng - là một điều mới chỉ cách đây một thời gian ngắn không ai hình dung đến. Cũng do các đài truyền hình đã tải hết chương trình của họ lên YouTube, khi cần, ví dụ xem chương trình Chuyển động 24h vào một ngày cụ thể nào đó, người ta vào YouTube để tìm, nhanh và thuận tiện hơn hết. Sự dịch chuyển sang truyền hình Internet đang diễn ra nhanh chóng.

Ai sản xuất chương trình?

Bất ngờ không kém sự biến mất của các dàn antenna là sự bùng nổ các kênh truyền hình. Nếu trước đây Việt Nam chỉ có vài kênh truyền hình thì đến đầu năm 2014, số lượng kênh truyền hình quảng bá là 104 kênh, cộng với 73 kênh truyền hình trả tiền, làm nên một bức tranh phong phú, không dễ gì hình dung nổi.

Tuy cả nước có 64 đài phát thanh truyền hình nhưng các chương trình do các đài tự sản xuất vừa “ít về số lượng và chưa cao về chất lượng” theo một đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Xem tiếp tại đây...

Nguyễn Vạn Phú

tbktsg

Các tin tức khác

>   Hãng xi măng lớn nhất Indonesia sắp mua thêm công ty Việt (18/04/2015)

>   Ôtô tải Trung Quốc nhập khẩu tăng mạnh (18/04/2015)

>   Tôm, cá Việt: coi chừng bị nước ngoài tẩy chay (18/04/2015)

>   Ngành cao su: Khó khăn kép (17/04/2015)

>   Xuất khẩu gặp khó, nguy cơ nhập siêu trở lại (17/04/2015)

>   Thị trường viễn thông Việt Nam bước vào giai đoạn bão hòa (17/04/2015)

>   Mua nợ giá thấp (17/04/2015)

>   Doanh nghiệp nông nghiệp “ngấm đòn” tỷ giá (17/04/2015)

>   EU đánh giá cao tiềm năng năng lượng đại dương của Việt Nam (17/04/2015)

>   Việt Nam mới chỉ có 2% doanh nghiệp cỡ vừa (17/04/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật