Châu Á nghiện nợ, đe dọa tăng trưởng
Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các chính phủ và ngân hàng trung ương châu Á khuyến khích vay tiền, không ngừng giảm lãi suất thực của nền kinh tế. Giờ đây, các doanh nghiệp và người tiêu dùng đang bước vào giai đoạn trả nợ, trong khi nền kinh tế không có sự cải thiện đáng kể. Khi doanh nghiệp và người tiêu dùng tập trung vào việc trả nợ, tăng trưởng kinh tế châu Á chậm lại nhanh chóng.
Thói quen vay mượn của các nước châu Á sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kết thúc vẫn tiếp tục. Ảnh: Reuters
|
Các ngân hàng trung ương châu Á cắt giảm lãi suất, hạ tỷ giá... nhưng tăng trưởng kinh tế không được cải thiện. Kim ngạch xuất khẩu không thể đạt được sự tăng trưởng mong muốn, nhu cầu tổng thể của nền kinh tế vẫn còn yếu, tăng trưởng tiền lương thực tế ít, mức giá cơ bản không thay đổi. Những điều này càng làm cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng khó khăn hơn để trả nợ.
Tình trạng trên có thể làm suy yếu nghiêm trọng triển vọng kinh tế châu Á và có thể kéo theo tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại - theo báo Wall Street Journal.
Tình trạng vay
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey, từ năm 2007 đến nay, các nước đang phát triển chiếm gần một nửa khoản vay nợ mới của thế giới, trong đó hầu hết là các thị trường mới nổi ở châu Á. Trong số các khoản vay nợ mới của thế giới, Trung Quốc chiếm 1/3. Hơn nữa, châu Á không chỉ vay mượn nhiều trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu để tự bảo vệ mà thói quen vay mượn sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kết thúc vẫn tiếp tục.
Báo Wall Street Journal dẫn lời kinh tế trưởng Paul Sheard của hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor cho biết: "Vấn đề là người ta đã vay quá nhiều, sợ rằng đến lúc lãi suất giảm xuống bằng không, mọi người sẽ không còn vay".
Tại Trung Quốc, đối tượng vay nợ là các doanh nghiệp nhà nước lớn, các nhà phát triển bất động sản và chính quyền địa phương. Tại Malaysia và Thái Lan, đối tượng vay là người tiêu dùng, vay để mua xe ô tô và các thiết bị điện tử.
Năm 2014, tỷ lệ nợ trên GDP của Nhật Bản tương đương 400% - cao nhất thế giới.
Morgan Stanley cho biết thậm chí không tính Nhật Bản, năm 2014, tỷ lệ nợ trên GDP của các nước châu Á với tổng sản phẩm trong nước (GDP) đã tăng đến 205%, con số này trong năm 2007 và năm 1996 lần lượt là 144% và 139%.
Trung Quốc đối mặt rủi ro
Trước khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu năm 2007, tỷ lệ nợ của Trung Quốc tương đương 158% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) – tương đương tỷ lệ nợ tại nhiều nước phát triển. Từ năm 2007 đến nay, Trung Quốc đã tăng đáng kể tỷ lệ nợ trên GDP, hiện là 282% GDP – tương đương mức ở Úc, Mỹ, Đức và Canada.
Xem tiếp Tại đây
Phúc Minh
tbktsg
|