Thứ Ba, 21/04/2015 22:16

Sẽ không có đồng tiền chung ASEAN

Bộ trưởng Thương mại Malaysia Mustapa Mohamed trả lời cho BBC khẳng định thị trường chung ASEAN gồm 10 nước thành viên ra đời vào cuối năm nay sẽ không có đồng tiền chung và quyết định này đã được thống nhất thông qua nhiều buổi thảo luận.

Diễn đàn kinh tế thế giới 2015 tại Jakarta thảo luận về phát triển kinh tế trong ASEAN.

Ông Mohamed phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Jakarta ngày 20/4 cho biết một chính sách tiền tệ duy nhất sẽ khó thành hiện thực trong tương lai gần. ASEAN đã thảo luận những bài học kinh nghiệm của Liên minh châu Âu (EU) để áp dụng với Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

Ông cho rằng đồng tiền chung ASEAN là không khả thi do sự chênh lệch trong thu nhập giữa các nước thành viên và AEC cũng sẽ không có một ngân hàng trung ương chung tương tự như Ngân hàng Trung ương châu Âu trong EU.

Malaysia là Chủ tịch ASEAN năm 2015 nên sẽ đại diện ASEAN tuyên bố sự ra đời của AEC, một thị trường chung cạnh tranh với EU về dân số. Với hơn 600 triệu dân, ASEAN đang tìm kiếm sự liên kết giữa 10 quốc gia thành viên từ nước giàu có như Singapore đến nước nghèo như Lào với dòng lưu chuyển tự do nguồn lao động, xóa bỏ thuế quan và phi thuế quan.

Tuy nhiên, ông Mohamed tự tin cho rằng AEC dù không có những thể chế như EU nhưng cũng có thể cạnh tranh với EU và có thể sẽ vượt EU vào năm 2025. Ông đưa ra con số thể hiện sự lạc quan về tương lai không xa này là tốc độ tăng trưởng kinh tế của ASEAN đã tăng 5% so với 1-2% của EU.

Với dân số gấp đôi Mỹ và tương tự như EU, AEC có thể trở thành một trong những thực thể kinh tế lớn nhất thế giới. Ông Mohamed không chỉ lạc quan AEC sẽ vượt qua EU mà ông tin một ngày không xa AEC sẽ có thể là một đối thủ cạnh tranh với Mỹ.

Mặc dù không có đồng tiền chung nhưng một số thành phần trong ASEAN vẫn mong muốn ASEAN có những thể chế chung. Ông Tony Fernandes, Giám đốc điều hành của hãng máy bay AirAsia kêu gọi một cam kết mạnh mẽ để đạt được AEC. Thay vì phải làm việc với 10 chính phủ khác nhau, ông mong muốn AEC cũng sẽ có một Ủy ban giống như Ủy ban châu Âu. Song ông nhấn mạnh rằng Ủy ban này phải minh bạch và công khai.

Diễn đàn châu Á về nhân quyền và phát triển cũng mong muốn một mô hình giống như Toà án châu Âu trong Cộng đồng ASEAN để bảo vệ nhân quyền và lao động.

Phạm Hằng (theo BBC)

thế giới và việt nam

Các tin tức khác

>   Thủ tướng Dmitry Medvedev: Kinh tế Nga đã ổn định trở lại (21/04/2015)

>   Fed cân nhắc những tác động toàn cầu khi tăng lãi suất cơ bản (21/04/2015)

>   Dầu vượt 56 USD/thùng sau gói kích thích Trung Quốc (21/04/2015)

>   Vàng giảm gần 1%, bạc sụt hơn 2% (21/04/2015)

>   Kim ngạch thương mại Nga và ASEAN tăng trưởng ấn tượng (21/04/2015)

>   Hàn Quốc đang thực hiện phá giá tiền tệ? (20/04/2015)

>   Nhật Bản cố thoát ‘vòng kim cô’ của Mỹ? (20/04/2015)

>   Trung Quốc bơm khoảng 1.500 tỷ nhân dân tệ ra thị trường (20/04/2015)

>   ECB: Hy Lạp cần khẩn trương đưa ra kế hoạch xử lý nợ cụ thể (19/04/2015)

>   Gập ghềnh Con đường tơ lụa (19/04/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật