Thứ Hai, 16/03/2015 22:00

Việt Nam- Nhật Bản: Hợp tác trong công nghệ chế biến

Nhật Bản là quốc gia không có lợi thế về nông nghiệp, nhất là hạt gạo nhưng tại đây có doanh nghiệp hàng đầu thế giới với công nghệ tiên tiến đã sản xuất ra nhiều sản phầm chế biến từ cám gạo trong đó có dầu ăn. Đây chính điều mà doanh nghiệp Việt cần quan tâm.

Công ty công nghệ thực phẩm TSUNO đang lập kế hoạch xây dựng nhà máy chế biến cám gạo thành dầu ăn tại TP. Hồ Chí Minh

Tiềm năng lớn

Theo các chuyên gia, gạo trắng và gạo lau bóng được sản xuất sau khi tách bỏ vỏ trấu và mài mòn lớp cám. Cám gạo chiếm khoảng 8% trọng lượng hạt lúa. Hàm lượng dầu trong cám gạo ước tính khoảng 18%. Cám gạo còn chứa hầu hết lượng dầu và phần lớn lượng đạm, các chất khoáng, vitamin, và chất xơ tiêu hóa được trong hạt thóc vì vậy dầu cám gạo thô còn có thể tinh luyện thành dầu trộn salad chất lượng cao. Bên cạnh đó, cám gạo cũng được sử dụng làm nguyên liệu trong nhiều ngành công nghiệp, trong đó có chế biến mỹ phẩm, sữa….

FAO ước tính sản lượng gạo toàn cầu năm 2014 đạt 503,6 triệu tấn. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng gạo của Việt Nam năm 2014 đạt khoảng 28,125 triệu tấn. Do công nghệ xay xát nên chỉ có khoảng 3% cám gạo có thể sử dụng để trích ly dầu nhưng cũng tương đương 3,5 triệu tấn dầu thô. Tiềm năng lớn như vậy, nhưng hiện nay trên thế giới hàng năm chỉ có khoảng 500.000 tấn dầu cám đạt phẩm chất được sử dụng trong công nghiệp sản xuất dầu ăn.

Mặc dù là nước có sản lượng gạo xay sát trà bóng rất lớn, nhưng lượng cám gạo này hiện Việt Nam mới tận dụng làm thức ăn chăn nuôi. Việc kết hợp được với đối tác của Nhật Bản để khai thác trong lĩnh vực này sẽ làm gia tăng giá trị của sản phẩm lên rất lớn.

Cơ hội hợp tác với doanh nghiệp Nhật Bản

Tại Hội thảo giới thiệu tỉnh Wakayama Nhật Bản diễn ra vào ngày 12/3 tại Hà Nội, nhiều doanh nghiệp tại tỉnh này đã đến và tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, ấn tượng nhất với gian hàng giới thiệu các sản phẩm làm từ cám gạo của Công ty công nghệ thực phẩm TSUNO- một trong những công ty hàng đầu thế giới với công nghệ sản xuất dầu ăn từ cám gạo.

Công ty TSUNO đã tiến hành nghiên cứu và phát triển các sản phẩm cao cấp chiết xuất từ gạo, cám gạo trong 60 năm qua. Ngoài sản phẩm chủ đạo là dầu gạo, công ty còn chiết xuất các chất có công dụng tốt như: Axit Phytic, Inositol (Vitamin B8), Gamma – Oryzanol...làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm cho chăn nuôi...cung cấp cho thị trường nhiều nước trên thế giới. Việc đưa công nghệ chế biến đã đưa những phụ phẩm này thành các sản phẩm có giá trị gia tăng rất cao, giá bán 1 lít dầu ăn chiết suất từ cám gạo tại siêu thị Nhật Bản là 150.000 đồng, 1 lọ kem dưỡng da 120g giá 600.000 đồng….

Chị Mayu Aizawa- đến từ Văn phòng đại diện TSUNO tại TP. Hồ Chí Minh chia sẻ, những năm gần đây, trước nguy cơ thiếu nguồn nguyên liệu cám gạo do sản lượng tiêu thụ gạo tại Nhật Bản suy giảm, Công ty có nhu cầu tìm kiếm các nhà cung cấp nguồn nguyên liệu này tại khu vực châu Á. “Nhận thấy Việt Nam là quốc gia sản xuất gạo lớn trên thế giới và có thể giúp công ty mở rộng thị trường cho các sản phẩm cao cấp từ cám gạo nên doanh nghiệp này đang lên kế hoạch cụ thể để đầu tư tại Việt Nam, chúng tôi sẽ đem công nghệ chế biến cám gạo thành dầu ăn rồi sau đó chúng tôi sẽ đem sản phẩm này tiêu thụ ngược trở lại thị trường Nhật Bản”, chị Mayu Aizawa nói.

Ông Nisaka Yoshinobu - Thống đốc tỉnh Wakayama cho biết, ông kỳ vọng doanh nghiệp hai bên có thể hợp tác cùng có lợi như Việt Nam có thể trở thành đối tác phân phối sản phẩm đến từ Wakayama và các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ hợp tác chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam.

“Trong thời gian tới các doanh nghiệp tại tỉnh Wakayama sẽ có những chuyến khảo sát thực địa tại các tỉnh Việt Nam qua đó sẽ có những đề suất cụ thể về hợp tác nông nghiệp, đưa ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất”, ông Yoshinobu Nisaka nói.

Lễ ký bản ghi nhớ về hợp tác phát triển nông nghiệp và thủy sản giữa Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát và ông Nisaka Yoshinobu- Thống đốc tỉnh Wakayama của Nhật Bản

 

Tối ngày 11/3, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát và ông Nisaka Yoshinobu- Thống đốc tỉnh Wakayama của Nhật Bản đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển nông nghiệp và thủy sản. Theo đó, Nhật Bản sẽ tập trung hợp tác và phát triển các công nghệ tiên tiến trong sản xuất, chế biến, phân phối và các lĩnh vực khác thuộc lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản. Đồng thời phát triển nguồn nhân lực và thúc đẩy thương mại nông nghiệp, thủy sản và các sản phẩm thực phẩm chế biến.

Nguyễn Hạnh

Báo công thương

Các tin tức khác

>   Ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP (16/03/2015)

>   Muốn tính chính xác giá điện, cần có một cuộc… "đại phẫu thuật"? (16/03/2015)

>   Đến lượt Jetstar Pacific Airlines hỏi mua cảng hàng không (16/03/2015)

>   Đầu tư 7.500 tỷ xây sân bay Quảng Ninh (16/03/2015)

>   Lotte muốn đầu tư lớn vào ngành cà phê Đắk Lắk (16/03/2015)

>   Vietsovpetro dự kiến thu lợi nhuận gần 2,2 tỷ USD năm nay (16/03/2015)

>   Hãng xe bỏ Thái, Indo đến Việt Nam làm ôtô giá rẻ? (16/03/2015)

>   Sản xuất và xuất khẩu cái gì? (16/03/2015)

>   Xuất khẩu đá quý, kim loại quý giảm nhẹ (16/03/2015)

>   “Đói” vì thức ăn... chăn nuôi (16/03/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật