Thứ Năm, 19/03/2015 15:33

Tính đúng, giá xăng phải tăng 3.500 đồng/lít thay vì 1.600 đồng/lít

Ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, theo đúng tính toán mức giá cơ sở thì đợt điều chỉnh gần đây nhất, ngày 11/3/2015, giá xăng bán lẻ phải tăng tới 3.500 đồng/lít.

Ảnh minh họa

Tại buổi tọa đàm của Cổng thông tin điện tử Chính phủ với chủ đề "Kiên trì điều hành giá theo thị trường - Nhìn từ giá xăng và giá điện" mới đây, ông Quyền cho biết, sau 15 lần điều chỉnh, giá xăng dầu đã được điều hành theo đúng nguyên tắc thị trường, phản ánh đủ chi phí hợp lý, hợp lệ, nhất là theo giá thế giới.

Hơn nữa, mặc dù công thức, biên độ, thời gian điều chỉnh được quy định rõ trong Nghị định số 83/NĐ-CP nhưng khi điều hành xăng dầu, cơ quan quản lý vẫn tính toán đến lợi ích người tiêu dùng, đảm bảo không gây sốc cho thị trường.

Ông Quyền thông tin, giá xăng dầu bán lẻ trong nước đáng ra đã tăng từ trong dịp Tết Nguyên đán (mùng 6 Tết, ngày 24/2 dương lịch), song nhằm tránh xáo trộn tâm lý người dân và thị trường, liên Bộ Công Thương – Tài chính đã quyết định sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, vì thế, giá bán lẻ xăng dầu được giữ ổn định.

Còn đợt tăng giá xăng dầu gần đây nhất là vào ngày 11/3/2015 (giá xăng tăng 1.600 đồng/lít, dầu hỏa tăng 900 đồng/lít, dầu diesel tăng 700 đồng/lít và dầu madut tăng 900 đồng/kg), ông Quyền cho biết, theo đúng tính toán mức giá cơ sở thì tới đợt điều chỉnh gần đây nhất, ngày 11/3/2015, giá xăng bán lẻ đã phải tăng tới 3.500 đồng/lít.

Bởi theo thông báo của Bộ Công Thương mức chênh lệch cơ sở kỳ trước (ngày 24/2) cho tới thời điểm ngày 11/3 là 3.452 đồng/lít xăng RON 92; 1.588 đồng/lít dầu diesel; 1.537 đồng/lít với dầu hỏa và 1.827 đồng/kg dầu madut.

Tuy nhiên nhằm tránh “sốc” cho thị trường, cơ quan quản lý chỉ điều chỉnh tăng 1.600 đồng/lít đối với giá xăng, 900 đồng/lít đối với giá dầu. Mức giá cơ sở chênh so với giá bán còn lại, 1.900 đồng/lít liên Bộ đã tiếp tục xả Quỹ bình ổn giá để cân bằng.

Tính chung từ kỳ điều hành tháng 7/2014 thì sau 15 lần điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, trong đó 14 lần điều chỉnh giảm với tổng mức giảm khoảng 10.000 đồng/lít, tổng chung xu hướng là giảm vẫn là chủ yếu với tổng mức giảm giá lớn.

“Điều đó khẳng định, giá xăng dầu đang trong xu hướng có lợi cho người tiêu dùng, đồng thời có những tác động tích cực vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đời sống người dân”, ông Quyền nhấn mạnh.

Đánh giá về tác động của tăng giá đầu vào, trong đó có giá xăng dầu, sẽ ảnh hưởng tới giá các mặt hàng thiết yếu thời gian tới, ông Võ Văn Quyền cho biết, lạm phát và CPI tăng thường do chi phi đầu vào (chi phí đẩy) và cầu tăng khiến giá tăng. Hơn nữa, xăng dầu là đầu vào của tiêu dùng, việc tăng hay giảm giá trực tiếp sẽ tác động tới giá tiêu dùng đầu cuối hoặc khâu trung gian. Vì vậy, giá xăng tăng chắc chắn có ảnh hưởng.

“Nhưng không thể nhìn vào sự điều chỉnh ngắn hạn qua 1-2 lần, mà phải nhìn cả quá trình điều hành của liên Bộ, cũng như chỉ đạo của Chính phủ trong thời gian dài”, ông Quyền nói.

L.T

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Dầu đảo chiều tăng mạnh khi đồng USD giảm sâu sau thông báo của Fed (19/03/2015)

>   Dầu chạm đáy mới 6 năm sau 6 phiên lao dốc không ngừng nghỉ (18/03/2015)

>   Dầu lao xuống đáy 6 năm sau tuần bán tháo gần 10% (17/03/2015)

>   Chưa rõ khi nào giảm thuế nhập khẩu xăng dầu (16/03/2015)

>   Dầu tiếp đáy 6 tuần sát 47 USD/thùng (13/03/2015)

>   Hai "ông lớn" ngành dầu khí vẫn đứng vững dù giá dầu giảm (12/03/2015)

>   Dầu bám đáy 2 tuần khi cung tăng một mạch 9 tuần (12/03/2015)

>   Bộ Tài chính: Tăng thuế môi trường không làm tăng giá xăng dầu (12/03/2015)

>   Trước tăng giá, Quỹ bình ổn của Petrolimex còn dư 2.300 tỷ đồng (11/03/2015)

>   Giá xăng tăng mạnh, thêm 1.600 đồng/lít từ 15h ngày 11/03 (11/03/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật