Thứ Ba, 24/03/2015 19:13

Thấy gì từ 2 đợt “stress test” ngân hàng của Mỹ?

Toàn bộ 31 ngân hàng lớn nhất của Mỹ đều vượt qua đợt “stress test” thứ nhất nhưng chỉ 28 trong số đó vượt qua đợt “stress test” thứ 2.

Được biết, “stress test” 1 đơn giản chỉ xem xét liệu các ngân hàng có đủ vốn để chịu đựng được một cú sốc kinh tế và thị trường nghiêm trọng như trong năm 2008. Trong khi đó, “stress test” 2 cân nhắc đến kế hoạch phân bổ vốn của các ngân hàng thông qua việc chia cổ tức và mua cổ phiếu quỹ.

* Fed nộp gần sạch lợi nhuận 2014 cho Bộ Tài chính Mỹ

* Argentina điều tra tài khoản trốn thuế tại ngân hàng Thụy Sĩ

* Mỹ dịu giọng về AIIB

* IMF sẽ hợp tác với Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á

 

31 ngân hàng lớn nhất của Mỹ sẽ mất 490 tỷ USD trong kịch bản xấu nhất

Kết quả thanh tra ngân hàng (stress test) đợt 1 được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố ngày 05/03 cho thấy các ngân hàng Mỹ có thể mất gần 500 tỷ USD nếu xảy ra khủng hoảng.

Theo kịch bản tồi tệ nhất của Fed, các ngân hàng lớn nhất của Mỹ sẽ mất 490 tỷ USD, chủ yếu là do nợ xấu – trong vòng 9 quý tới. May mắn là Fed kỳ vọng rằng kịch bản đáng sợ này sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, với nỗ lực ngăn chặn sự lặp lại của cuộc khủng hoảng tài chính 2008, Fed phải tiến hành đợt sát hạch này.

Theo đó, Fed đã kiểm tra 31 ngân hàng lớn nhất của Mỹ (bao gồm chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài lớn tại Mỹ) trong một số kịch bản kinh tế căng thẳng.

Trong kịch bản đen tối nhất với tỷ lệ thất nghiệp chạm 10%, giá nhà lao dốc 25% và thị trường chứng khoán bốc hơi 60%, hệ số vốn cấp 1 (một trong những thước đo sức khỏe ngân hàng của Fed) sẽ là 8.2%, cao hơn đáng kể so với mức 5.5% vào đầu năm 2009.

Fed cho biết trong thông báo: “Các ngân hàng lớn nhất Mỹ tiếp tục xây dựng nguồn vốn và tăng cường khả năng cho vay đến các hộ gia đình và doanh nghiệp trong suốt giai đoạn kinh tế suy thoái nghiêm trọng và thị trường tài chính biến động mạnh”.

Fed cho biết, nhiều khả năng phần lớn các khoản thua lỗ cho vay rơi vào 4 ngân hàng tiêu dùng lớn nhất của Mỹ là Bank of America (BofA), Citigroup, JPMorgan Chase và Wells Fargo.

Tuy nhiên, tất cả 31 ngân hàng đều hoàn thành tốt đợt “stress test” này với yêu cầu đặt ra là phải có hệ số vốn tối thiểu 5%. Zions, ngân hàng duy nhất không đáp ứng được tiêu chí này trong năm ngoái, đã suýt soát vượt qua đợt “stress test” lần này với tỷ lệ 5.1%. Trong khi đó, ngân hàng có hệ số vốn cao nhất là chi nhánh tại Mỹ của Deutsche Bank (Đức). Dù vậy, một quan chức lưu ý rằng Fed chỉ thanh tra một phần nhỏ các hoạt động của Deutsche Bank tại Mỹ.

Đây chỉ là đợt “stress test” đầu tiên. Kết quả đợt thanh tra thứ 2 được mong đợi hơn sẽ cho biết liệu Fed có phê chuẩn kế hoạch nâng cổ tức và mua cổ phiếu quỹ của các ngân hàng lớn.

Citigroup vượt “stress test” 2 thành công nhưng BofA chưa trọn vẹn

Kết quả “stress test” đợt 2 công bố ngày 11/03 cho thấy Fed đã chấp thuận kế hoạch tăng vốn của 28 trong số 31 ngân hàng lớn tham gia đợt thanh tra hàng năm.

Một vài trong số 28 ngân hàng này, bao gồm Goldman Sachs, Morgan Stanley, U.S. Bancorp, PNC, Wells Fargo và American Express đã nhanh chóng công bố kế hoạch nâng cổ tức và/hoặc mua cổ phiếu quỹ, một động thái mà các cổ đông rất yêu thích.

Đúng như dự báo, hai ngân hàng không vượt qua đợt sát hạch lần 2 là chi nhánh của các ngân hàng châu Âu tại Mỹ, gồm Deutsche Bank và Santander. Trong khi đó, Bank of America (BofA) không hoàn toàn rớt đợt “stress test” 2 nhưng sẽ phải nộp lại kế hoạch vốn cho Fed.

Chiến thắng lớn cho Citigroup

Việc kế hoạch vốn của Citigroup (Citi) được Fed phê chuẩn đã dọn đường cho ngân hàng này nâng cổ tức và mua cổ phiếu quỹ. Theo đó, Citi thông báo nâng cổ tức lên 5%/quý và tiết lộ kế hoạch mua 7.8 tỷ USD cổ phiếu quỹ.

Citi, ngân hàng rớt “stress test” trong năm ngoái, đã bị mắc kẹt với tỷ lệ chi trả cổ tức hàng quý chỉ 1 xu/cp trong vòng vài năm qua. Được biết, Citi đã cắt giảm cổ tức về mức này vào tháng 1/2009 và thực sự ngừng áp dụng trong 2 năm trước khi chi trả trở lại ở mức 4 xu/năm vào tháng 5/2011.

Cổ tức quá thấp đã khiến Citi và cổ đông của ngân hàng này thất vọng. Tỷ lệ cổ tức của Citi còn thấp hơn nhiều so với các đối thủ như JPMorgan Chase, Wells Fargo, Goldman Sachs và Morgan Stanley.

Một số chuyên gia trong ngành cho rằng CEO của Citi, Michael Corbat, có thể mất việc nếu ngân hàng này rớt “stress test” một lần nữa. Vì vậy, hiện tại áp lực này đã được giải tỏa và mối quan tâm sẽ chuyển sang CEO của BofA, Brian Moynihan, khi ngân hàng này phải nộp lại kế hoạch vốn cho Fed.

Khó khăn cho BofA

Fed cho biết cơ quan này sẽ phê chuẩn kế hoạch vốn của BofA kèm theo một số điều kiện. BofA cũng đã công bố kế hoạch mua 4 tỷ USD cổ phiếu quỹ sau khi kết quả được công bố. Tuy nhiên, ngân hàng này không nâng cổ tức.

Do một số thiếu sót, Fed muốn BofA đệ trình kế hoạch sửa đổi vào tháng 9. Đến thời điểm đó, nếu BofA không khắc phục được yếu kém này, Fed sẽ không phê chuẩn kế hoạch của BofA.

Năm ngoái, BofA được phép nâng cổ tức lần đầu tiên kể từ khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, việc nâng cổ tức và chương trình mua cổ phiếu quỹ đã bị trì hoãn vài tháng sau khi ngân hàng phát hiện một sai sót toán học trong kết quả stress test ban đầu.

Phước Phạm (Theo CNN Money)

Các tin tức khác

>   S&P nâng triển vọng kinh tế của Bồ Đào Nha lên mức “tích cực” (23/03/2015)

>   Fed nộp gần sạch lợi nhuận 2014 cho Bộ Tài chính Mỹ (23/03/2015)

>   IMF sẽ hợp tác với Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (23/03/2015)

>   Ngân sách Hy Lạp có thể cạn kiệt vào ngày mùng 8 tháng Tư (22/03/2015)

>   Argentina điều tra tài khoản trốn thuế tại ngân hàng Thụy Sĩ (22/03/2015)

>   Hillary Clinton lún sâu vào các rắc rối tiền bạc (22/03/2015)

>   ASEAN quyết tâm thúc đẩy hội nhập tài chính, tiền tệ khu vực (22/03/2015)

>   Nga và Ukraine nhất trí tiếp tục đàm phán khí đốt (22/03/2015)

>   Hội nghị thượng đỉnh EU: Lộ rõ sự chia rẽ (22/03/2015)

>   Chính phủ Anh tiến gần hơn tới mục tiêu kiềm chế nợ công (22/03/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật