Chủ Nhật, 29/03/2015 08:48

Mở room tới 100%?

“Sẽ giải quyết dứt điểm vấn đề nới room (tỷ lệ sở hữu của nước ngoài trong một công ty niêm yết) trong một vài tháng tới” - đại diện Bộ Tài chính khẳng định trong cuộc trao đổi gần đây với TBKTSG. Và để minh chứng cho điều này, tuần qua một số hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012 hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán đã khởi động.

Bộ Tài chính cho biết ngay cả những doanh nghiệp đang đóng góp lớn cho ngân sách quốc gia như Bia Sài Gòn (Sabeco)... Nhà nước cũng có thể thoái vốn 100% và nước ngoài có thể mua nếu họ đủ tiền, đủ năng lực điều hành và áp dụng công nghệ quản trị mới.

Room 100%?

Trước đây khi đưa ra các dự thảo thay thế cho Quyết định 55 về tỷ lệ sở hữu của nước ngoài trên thị trường chứng khoán, room luôn được đề xuất từ 49% lên 60%, trừ các lĩnh vực chuyên ngành như ngân hàng. Nay dự thảo mới quy định “nhà đầu tư có vốn nước ngoài phải tuân thủ quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài khi tham gia góp vốn, mua chứng khoán”.

Theo Quyết định 55 vẫn đang có hiệu lực, room các doanh nghiệp niêm yết cố định 49%, trong khi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014 quy định một công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi sở hữu trên 51% vốn điều lệ của công ty đại chúng. Điều 1.2 của dự thảo mới cũng quy định công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi các nhà đầu tư này nắm giữ 51% của công ty đại chúng. Từ những quy định trên, có thể hiểu nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ 51% cổ phần được phát hành bởi công ty đại chúng.

“Tỷ lệ tối đa của room không hạn chế ở mức 60% như đề xuất cũ, mà sẽ mở tới 100% trừ những ngành nghề có điều kiện như ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, dược phẩm, an ninh - quốc phòng...” - đại diện

Bộ Tài chính.


Chúng tôi đã đặt câu hỏi với đại diện Bộ Tài chính “vì sao dự thảo mới không quy định cụ thể tỷ lệ room bao nhiêu?”. Câu trả lời của bộ: “Tỷ lệ tối đa của room không hạn chế ở mức 60% như đề xuất cũ, mà sẽ mở tới 100% trừ những ngành nghề có điều kiện như ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, dược phẩm, an ninh - quốc phòng...”.

Đây là một bước tiến “nhảy vọt” trong tư duy nới room và nó chắc chắn là một tin tốt lành với chứng khoán. Đầu năm nay, Bộ Tài chính cho biết ngay cả với những doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đang đóng góp lớn cho ngân sách quốc gia như Vinamilk, Bia Sài Gòn (Sabeco)... Nhà nước cũng có thể thoái vốn 100% và nước ngoài có thể mua nếu họ đủ tiền, đủ năng lực điều hành và áp dụng công nghệ quản trị mới.

Gần đây nhất, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa Sabeco đã đề đạt Bộ Công Thương để bộ trình với Chính phủ phương án giảm vốn nhà nước ở doanh nghiệp này xuống 36% thông qua đấu giá công khai với giá khởi điểm bằng giá phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) thành công bảy năm trước. Nếu đề nghị trên được chấp thuận, nhà đầu tư nước ngoài có khả năng nắm giữ trên 51% cổ phần Sabeco khi họ tham gia đấu giá và bỏ mức giá cạnh tranh.

Ba nhóm ngành

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), nới room sẽ tiến hành theo ba nhóm ngành: nhóm hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài thực hiện theo các quy định chuyên ngành (thí dụ ngân hàng); nhóm doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa thì thực hiện room theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp Sabeco, MobiFone, Vietnam Airlines, Vinalines...); nhóm công ty đại chúng trong đó có các công ty niêm yết thực hiện theo quy định của Chính phủ (tức có thể mở tới 100%).

Riêng với công ty chứng khoán, dự thảo mới cho phép nước ngoài được mua cổ phần hoặc góp vốn không hạn chế vào công ty chứng khoán. Như vậy khi dự thảo được thông qua, room sẽ mở ngay cho các công ty chứng khoán.

... đọc tiếp tại đây

Hải Lý

TBKTSG

Các tin tức khác

>   UBCKNN sẽ trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 121 (26/03/2015)

>   Sửa đổi Nghị định 58: Có bảo vệ được nhà đầu tư trong làn sóng tăng vốn khủng? (23/03/2015)

>   Sửa đổi, bổ sung Nghị định 58: Siết quy định phát hành, bảo vệ nhà đầu tư (17/03/2015)

>   Những hạt sạn chứng khoán (12/03/2015)

>   Sớm hợp nhất hai Sở Giao dịch Chứng khoán (03/03/2015)

>   Chấn chỉnh lạm dụng nộp bản sao có chứng thực với giấy tờ thủ tục hành chính lĩnh vực chứng khoán (27/02/2015)

>   Hướng dẫn nộp hồ sơ theo thủ tục hành chính tại UBCKNN, Sở GDCK và TTLKCK (27/02/2015)

>   Báo cáo tài chính hợp nhất phải tổng hợp toàn diện kết quả kinh doanh (26/02/2015)

>   Khung pháp lý TTCK 2014: Những văn bản nào đã ban hành, văn bản nào tiếp tục chờ? (15/02/2015)

>   Chờ sản phẩm mới Công ty ĐTCK và Quỹ đầu tư Bất động sản (12/02/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật