Thứ Ba, 31/03/2015 13:47

Không phải cứ cạnh tranh thì giá điện sẽ giảm

"Theo tôi, khoảng 6 tháng một lần thì có thể điều chỉnh 3% giá điện để khách hàng khỏi sốc và chấp nhận được".

Đơn vị tư vấn vừa cùng Bộ Công thương công bố dự thảo Thiết kế thị trường bán buôn điện cạnh tranh (giai đoạn hai của thị trường điện cạnh tranh) lần hai, dự kiến sẽ trình Chính phủ cuối năm nay để triển khai thí điểm ngay đầu năm 2016. Giáo sư, Viện sĩ, TSKH Trần Đình Long- Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam đánh giá:

Giáo sư, Viện sĩ, TSKH Trần Đình Long

Thiết kế chi tiết thị trường điện bán buôn cạnh tranh lần này so với các báo cáo khác có rất nhiều tiến bộ, cấu trúc và đối tác rõ ràng hơn nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm để thị trường hoạt động. Nếu khẩn trương thì Bộ Công thương cũng chỉ thực hiện được lộ trình mà Chính phủ quy định là từ 2016 bắt đầu giai đoạn thử nghiệm của thị trường điện bán buôn, khó có thể đẩy nhanh hơn tiến độ.

Những việc cần làm ông nói ở đây cụ thể là gì?

Vai trò của các Tổng công ty phân phối và bán lẻ hiện nay còn phải nghiên cứu nhiều vì các đơn vị này còn mang tính chất bao cấp. Các công ty bán lẻ mua điện đầu vào với giá khác nhau. Làm sao cân bằng lợi ích với các công ty phân phối thì chắc là chưa thể thực hiện được ngay vì việc bù lỗ và cân bằng lợi ích giữa các đơn vị cần phải có cơ chế giải quyết khác.

Trong thiết kế chi tiết này xuất hiện đơn vị quản lý dự liệu đo đếm. Đây là vấn đề tương đối bức xúc của khách hàng từ trước tới giờ. Các đơn vị bán điện quản lý các thiết bị đo đếm (công-tơ) chưa làm hài lòng khách hàng.

Sắp tới, công ty quản lý dữ liệu đo đếm có trực tiếp quản lý công-tơ không và có độc lập hoàn toàn không la một vấn đề lớn được quan tâm. Hay việc Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) đề nghị đơn vị tư vấn nghiên cứu xây dựng quỹ bù giá cũng là một câu chuyện phức tạp.

Vậy còn việc tham gia của các nhà máy điện nhỏ công suất dưới 30MW mà dự thảo chưa đề cập tới cũng như nhà máy đa mục tiêu thì sao thưa ông?

Trong thiết kế thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 1 của thị trường điện canh tranh) nhà máy đa mục tiêu không tham gia cạnh tranh mà phát theo lịch. Lần này dự thảo đưa ra ý tưởng các nhà may này tham gia với từng lượng nước. Tôi nghĩ trong thời gian tới cần hạ tiêu chí nhà máy tham gia từ 30MW xuống còn 20MW. Để làm được điều này thì phụ thuộc rất nhiều vào hạ tầng kỹ thuật tạo điều kiện cho nhiều đơn vị tham cùng lúc vì càng nhiều đơn vị tham gia thì việc quản lý thị trường càng phức tạp.

Việc xuất hiện khách hàng lớn mua buôn trực tiếp từ nhà máy điện không chỉ làm tăng tính cạnh tranh mà tạo điều kiện cho những đơn vị có công suất bé hơn đủ tiêu chí thì cũng được coi là khách hàng lớn và tham gia thị trường.

Theo ông, sau hơn 2 năm triển khai thị trường điện cạnh tranh, khó khăn nhất đến nay mà chúng ta cần khắc phục là gì?

Vướng mắc lớn nhất của thị trường điện cạnh tranh hiện nay là cạnh tranh chưa thực thụ. Ví dụ như thành lập các genco (Tổng công ty phát điện) nhưng cơ chế hoạt động nhà máy điện trong các tổng công ty này này như thế nào để đảm bảo được vấn đề cạnh tranh thực thụ thì cần phải xây dựng thêm cơ chế.

Thứ hai là sự độc lập giữa một bên là phát điện và một bên là truyền tải. Hai khâu này hiện đang nằm dưới “ô” của EVN. Điều này cần giải quyết để tách bạch hai khâu này khi vận hành thị trường cạnh tranh.

Theo ông, khi thực hiện thị trường điện cạnh tranh, khách hàng sẽ được hưởng lợi như thế nào về giá?

Không phải cứ chuyển sang thị trường cạnh tranh là giá bán điện sẽ giảm đi mà có một điều chắc chắn là giá bán sẽ hợp lý hơn vì được thiết lập trên có sở cạnh tranh giữa nhiều đối tác tham gia. Những điều mà chúng ta lăn tăn trước nay như sự độc quyền cũng sẽ giảm đi.

Việc cổ phần hóa các genco hiện đang vướng chỗ nào, thưa ông?

Chúng ta cũng đang tiến hành cổ phần hóa thí điểm genco 3 . Hiện giá điện còn thấp, nhà đầu tư bỏ tiền vào nhưng khi lợi nhuận thấp thì họ chuyển sang đầu tư chỗ khác. Giá điện có thể tăng để làm tăng tính cạnh tranh của ngành này và thúc đẩy được vấn đề cổ phần hóa các tổng công ty điện nhưng việc tăng giá không nên đột ngột.

Theo tôi, khoảng 6 tháng một lần thì có thể điều chỉnh 3% để khách hàng khỏi sốc và có thể chấp nhận. Điều chỉnh giá điện chính là mấu chốt của thị trường cạnh tranh.

Cao Sơn

Báo giao thông

Các tin tức khác

>   Bổ sung hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường (31/03/2015)

>   Bình Định: Xúc tiến đầu tư phát triển du lịch (31/03/2015)

>   Sản lượng hàng hóa qua các cảng Hải Phòng đạt hơn 15 triệu tấn (31/03/2015)

>   Du lịch Việt Nam tuột dốc không phanh (31/03/2015)

>   Ngành da giày TP.Hồ Chí Minh: Khó đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu (31/03/2015)

>   Đại gia tàu biển mắc cạn, ông chủ ngân hàng ngạt nợ (31/03/2015)

>   Nhập siêu từ Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh (31/03/2015)

>   Biến động ngoại tệ khiến xuất khẩu thủy sản sụt giảm (31/03/2015)

>   Doanh nghiệp gỗ có trụ được sân nhà? (30/03/2015)

>   Chưa quyết sửa đường băng sân bay Tân Sơn Nhất (30/03/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật