Thứ Bảy, 28/03/2015 14:19

Kế hoạch cạnh tranh... đặc biệt

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc đang giữ trong tay một kế hoạch đặc biệt.

Khu vực kinh tế nhà nước, chủ yếu là các tập đoàn kinh tế nhà nước, đang chiếm 94% trong lĩnh vực sản xuất điện - gas. Cơ cấu thị trường lệch lạc do thiếu cạnh tranh, và kiểm soát cạnh tranh đang làm cho Nhà nước rất lúng túng trong việc giải trình việc tăng giá các mặt hàng thiết yếu.Ảnh: MINH KHUÊ

Ông tin, bản kế hoạch đó nếu được ủng hộ, sẽ giúp tạo động lực mới cho nền kinh tế không khác cách mà Nghị quyết 19 Chính phủ vừa ban hành. “Đã đến lúc chúng ta cần sửa đổi Luật Cạnh tranh, và VCCI sẽ đề nghị với Quốc hội sớm sửa đổi luật này theo đúng tinh thần Hiến pháp 2013”, ông nói.

Luật Cạnh tranh, được Quốc hội thông qua cách đây hơn một thập niên, dường như chỉ là công cụ để tô điểm, thay vì là công cụ thúc đẩy cạnh tranh - yếu tố nền tảng mà lẽ ra, nền kinh tế thị trường mà Việt Nam theo đuổi, phải có. Những vận động quốc tế công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường thường qua kênh ngoại giao; trong khi không ít thị trường nội địa vẫn có cơ cấu méo mó và khó điều chỉnh do bị doanh nghiệp nhà nước chi phối. Hiếm khi bộ luật này được viện dẫn, hay trở thành công cụ chế tài các hành vi hạn chế cạnh tranh hay cạnh tranh không lành mạnh.

Luật Cạnh tranh có định nghĩa về doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, về doanh nghiệp có vị trí độc quyền và quy định cấm các doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp này có những hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hay độc quyền của mình.

Ông Lộc đến nay vẫn tỏ ra nhiệt huyết khi khẳng định sẽ trình bày bản kế hoạch sửa Luật Cạnh tranh ra Quốc hội vào kỳ họp tới.

Trên thực tế, khu vực kinh tế nhà nước, chủ yếu là các tập đoàn kinh tế nhà nước đang chiếm tỷ lệ áp đảo trong các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế: chiếm 99% trong sản xuất phân bón, 97% khai thác than, 94% trong sản xuất điện-gas, 91% trong truyền thông, và 88% lĩnh vực bảo hiểm, theo tính toán của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM). Không khó để chỉ mặt đặt tên doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cụ thể nào trong số đó đang độc quyền hay có vị trí thống lĩnh thị trường, từng thực hiện hành vi “lạm dụng” bị cấm nhưng chẳng có phán quyết vi phạm Luật Cạnh tranh nào được đưa ra.

Nguyên nhân của tình trạng trên không phải là thiếu luật, mà là thi hành luật. Cục Quản lý cạnh tranh - cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm giám sát cạnh tranh - lại đặt ngay trong Bộ Công Thương trong khi bộ này đang là cơ quan chủ quản của hầu hết các tập đoàn công nghiệp lớn của Nhà nước như trên.

Luật sư Trần Hữu Huỳnh của VCCI nói ông từng tiếp xúc với không ít cán bộ của cục này, và thấy nỗi khổ tâm của họ. “Nhiều người nói với tôi họ cũng tâm tư lắm vì ở cương vị đó mà không xử phạt được”, ông kể. Làm sao mà cán bộ cấp cục dám xử phạt EVN, hay một DNNN nào đó vì hành vi lạm dụng vị trí độc quyền, khi các doanh nghiệp này luôn được lãnh đạo cấp bộ khăng khăng bênh vực? Ông Huỳnh nhớ lại, khi soạn thảo dự luật về cạnh tranh, ông và nhiều chuyên gia đã kiến nghị cơ quan quản lý cạnh tranh phải là độc lập. Tuy nhiên, đề xuất này không được chấp thuận.

Xem tiếp tại đây

Tư Giang

tbktsg

Các tin tức khác

>   CNTT- Ngành kinh tế có giá trị xuất khẩu lớn (28/03/2015)

>   Thủ tướng: 'Dân làm kinh tế hiệu quả hơn' (27/03/2015)

>   Giá đường có xu hướng giảm (27/03/2015)

>   MBB dành hơn 20,000 tỷ đồng dư nợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (27/03/2015)

>   MBB ưu tiên tài trợ vốn kinh doanh dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ (27/03/2015)

>   Diêm dân khu vực phía Nam mất lãi vì giá muối giảm nhẹ (27/03/2015)

>   TP Hồ Chí Minh: Thu hút vốn đầu tư tăng hơn 48% trong quý 1 (27/03/2015)

>   Thép tăng nóng: Ai đủ sức tôi luyện? (27/03/2015)

>   Bỏ khai mã ngành: Lợi bất cập hại! (27/03/2015)

>   Xuất khẩu nông lâm thủy sản quý I giảm 13,2% (26/03/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật