Thứ Bảy, 28/03/2015 10:21

CNTT- Ngành kinh tế có giá trị xuất khẩu lớn

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

 

Phát triển sản phẩm CNTT trọng điểm

Theo đó, phấn đấu đến năm 2020 tăng trưởng tối thiểu 15%/năm đối với lĩnh vực phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT; thu hút nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các lĩnh vực trọng điểm, trong đó lĩnh vực phần cứng điện tử thu hút 5 tỷ USD đầu tư FDI trong giai đoạn 2015-2020. Đồng thời, nâng cao sức cạnh tranh, duy trì vị trí là một trong 10 nước đứng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số.

Mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam đủ khả năng phát triển, sản xuất các sản phẩm, dịch vụ CNTT đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, tạo nền tảng để phát triển kinh tế tri thức, góp phần làm chủ các hệ thống thông tin, bảo đảm an toàn thông tin và chủ quyền số quốc gia.

Một trong những nhiệm vụ mà chương trình đặt ra là phát triển sản phẩm CNTT trọng điểm. Theo đó, triển khai lựa chọn sản phẩm, tổ chức, doanh nghiệp tham gia, hỗ trợ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, phát triển, sản xuất, xúc tiến, thương mại hóa, triển khai thử nghiệm và các nội dung liên quan khác. Trong đó, chú trọng đầu tư phát triển các sản phẩm phần mềm dùng trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và xã hội, đặc biệt là các phần mềm cho các hệ thống lớn, phần mềm ứng dụng trên mạng di động, mạng internet; phát triển các sản phẩm, giải pháp dựa trên phần mềm nguồn mở và trên nền công nghệ mở. Phát triển các sản phẩm nội dung số thương hiệu Việt; đầu tư nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất các sản phẩm phần cứng, tích hợp hệ thống mà Việt Nam có lợi thế hoặc vì yêu cầu an toàn an ninh...

Cung cấp dịch vụ CNTT có lợi thế cạnh tranh

Chương trình cũng nhấn mạnh vào việc nâng cao năng lực và sức cạnh tranh cho các tổ chức, doanh nghiệp dịch vụ thông qua việc hỗ trợ xây dựng, đánh giá, áp dụng các chuẩn, tiêu chuẩn về quy trình, quản lý, đảm bảo chất lượng và an toàn thông tin trong cung cấp dịch vụ CNTT...

Bên cạnh đó, đầu tư, hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, chuyển giao, cung cấp một số dịch vụ mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hoặc có hàm lượng chất xám cao, có khả năng xuất khẩu… Đồng thời, hỗ trợ phát triển ngành dịch vụ CNTT, đặc biệt là dịch vụ gia công quy trình kinh doanh và dịch vụ gia công phần mềm, nội dung số cho nước ngoài.

Hỗ trợ đầu tư phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao thông qua các giải pháp về cơ chế, chính sách ưu đãi thuế, xúc tiến thương mại, đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển ngành dịch vụ dữ liệu và phân tích dữ liệu tại Việt Nam, hình thành một số doanh nghiệp chuyên nghiệp về cung cấp dịch vụ dữ liệu và phân tích dữ liệu, đủ sức chiếm lĩnh thị trường nội địa, từng bước tiến ra thị trường quốc tế.

Ngọc Quang

công thương

Các tin tức khác

>   Thủ tướng: 'Dân làm kinh tế hiệu quả hơn' (27/03/2015)

>   Giá đường có xu hướng giảm (27/03/2015)

>   MBB dành hơn 20,000 tỷ đồng dư nợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (27/03/2015)

>   MBB ưu tiên tài trợ vốn kinh doanh dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ (27/03/2015)

>   Diêm dân khu vực phía Nam mất lãi vì giá muối giảm nhẹ (27/03/2015)

>   TP Hồ Chí Minh: Thu hút vốn đầu tư tăng hơn 48% trong quý 1 (27/03/2015)

>   Thép tăng nóng: Ai đủ sức tôi luyện? (27/03/2015)

>   Bỏ khai mã ngành: Lợi bất cập hại! (27/03/2015)

>   Xuất khẩu nông lâm thủy sản quý I giảm 13,2% (26/03/2015)

>   Năm nay phải cổ phần hóa xong 289 DNNN (26/03/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật