Thứ Bảy, 21/03/2015 15:58

ĐHĐCĐ FCM: Không trả cổ tức 2014, tăng vốn rầm rộ trong 2015

Sáng ngày 21/03, ĐHĐCĐ CTCP Khoáng sản FECON (HOSE: FCM) diễn ra khá “nóng” xung quanh câu chuyện cổ tức cùng kế hoạch “sính ngoại” gia tăng vốn và năng lực của FCM trong giai đoạn tới.

Đại hội diễn ra với sự tham dự của hơn 36 cổ đông, sở hữu và nhận ủy quyền đại diện cho 71.98% số cổ phần tham dự tại đại hội.

“Nóng” câu chuyện cổ tức

Theo nhận định của ông Hà Thế Phương – Giám đốc CTCP Khoáng sản FECON (HOSE: FCM), năm 2015 kinh tế xã hội sẽ có nhiều bước tiến hồi phục, thị trường cọc xây dựng sẽ được mở rộng. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp trong ngành cọc tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Ngoài ra, trong năm 2015, các sản phẩm từ đá FCM khai thác sẽ được đẩy mạnh bán ra thị trường. Theo đó, Ban lãnh đạo FCM đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế trong năm 2015 đạt 600 tỷ và 40 tỷ đồng, vốn điều lệ trong năm này cũng sẽ tăng từ 410 tỷ lên 610 tỷ đồng.

Tại đại hội, nhiều cổ đông có khá nhiều thắc mắc về kế hoạch cổ tức cho năm 2015, khi FCM đề ra chỉ tiêu quá ít là 5%, trong khi đề ra phương án tăng vốn rầm rộ trong năm này và đáng chú ý hơn khi FCM không trả cổ tức trong năm 2014. Ban lãnh đạo FCM cho biết cần tăng giữ lại nguồn vốn để gia tăng năng lực cho những dự án lớn sắp tới, cần đến hàng chục tỷ trong thời gian ngắn và rất mong sự chia sẻ, cảm thông từ cổ đông

Nhờ “lực” từ đối tác chiến lược nước ngoài?

Trong năm nay, FCM tiếp tục cải tạo dây chuyền, nâng cấp nhà máy và tùy vào tình hình thực tế để tăng giảm mức đầu tư của năm 2015, dự kiến đầu tư vào việc cải tạo, nâng cấp mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ việc sản xuất của Nhà máy khoảng 150 tỷ đồng. Khoản đầu tư mỏ đá được Ban lãnh đạo FCM dự chi 40 tỷ đồng trong năm 2015.

Tại đại hội, ban lãnh đạo FCM cho biết có điều chỉnh thay đổi phương án sử dụng vốn phát hành năm 2014 để việc sử dụng vốn phát hành năm 2014 phù hợp và đảm bảo việc sử dụng đồng vốn hiệu quả HĐQT trình ĐHĐCĐ về việc thay đổi phương án sử dụng vốn, trong đó gia tăng hơn 220 triệu phương án đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị và 6.7 tỷ đồng gia tăng tỷ lệ phần vốn góp tại CTCP FECON Nghi Sơn và giảm hơn 8.3 tỷ đồng cho phương án đầu tư xây dựng xưởng cát nhân tạo.

Đáng chú trong kế hoạch đầu tư của FCM trong năm nay là việc phát hành thêm 20 triệu cổ phần (tương ứng với 48.8% vốn điều lệ tại thời điểm 31/12/2014) chào bán riêng lẻ cho cổ đông chiến lược nước ngoài có năng lực tài chính và lĩnh vực hoạt động tương đồng với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nhằm tăng năng lực cạnh tranh, kinh nghiệm sản xuất cọc của nước ngoài, công nghệ mới của nước ngoài. Cổ phiếu phát hành dự kiến từ 10,000 đồng/cp trở lên và hạn chế chuyển nhượng 3 năm, kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán. Thời gian chào bán dự kiến quý 3, 4/2015 sau khi được UBCKNN chấp thuận.

Mục đích phát hành lần này Ban lãnh đạo FCM cho biết nhằm đầu tư cải tạo nhà máy, máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất và đầu tư vào mỏ đá.

Tổng kết đôi nét về năm 2014, ban lãnh đạo FCM cho rằng đây là năm kinh tế hồi phục giúp dự án phần móng đã nhiều hơn. Thị trường cọc đã dần có đi vào ổn định trong năm và có nhiều thuận lợi trong năm 2015. Chất lượng cọc và năng lực thi công của FCM có uy tín trên thị trường đã đơn vị này ký được nhiều hợp đồng cung cấp cọc mang lại công việc tương đối ổn định trong cả năm 2014.

Về hoạt động sản xuất kinh doanh, trong năm 2014, FCM đã thực thu về gần 486 tỷ doanh thu và 27 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng đạt 74% và 41% so với kế hoạch đề ra lúc đầu năm.

Trong năm này, FCM đã chào bán thành công 14.2 triệu cổ phiếu ra công chúng tương ứng với việc thu về 142 tỷ đồng, đồng thời mở rộng thị trường qua việc đầu tư vào CTCP FECON Nghi Sơn và CTCP Khoáng sản Hải Đăng. Hiện FCM đã trở thành công ty mẹ của hai công ty trên.

Chia sẻ về phương diện khó khăn, ông Phương cho biết kể từ ngày 01/04/2014 xe vận chuyển cọc chỉ được phép chở đúng tải trọng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến chi phí vận chuyển gia tăng so với giai đoạn trước và giảm năng lực cung cấp cọc do không đáp ứng được tiến độ cung cấp cọc. Song đến giai đoạn cuối năm giá nhiên liệu đầu vào có xu hướng sụt giảm ước tính cũng giúp FCM tiết giảm phần không nhỏ chi phí đầu vào. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm cọc của FCM vẫn chưa thật sự ổn định, đặc biệt những khi thời tiết khắc nghiệt Công tác đào tạo đội ngũ còn hạn chế, đặc biệt là đào tạo về quản lý và các kiến thức chuyên sâu về bê tổng cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật của công ty.

Tại đại hội lần này, cổ đông chính thức thống nhất về việc ông Hà Thế Lộng thôi chức Chủ tịch HĐQT FCM và bầu mới ông Hà Thế Phương giữ thay thế ông Lộng, ông Phạm Trung Thành từ Phó Giám đốc sẽ chính thức giữ chức vụ Giám đốc của FCM từ ngày 01/01/2015.

Gia Nguyên

Các tin tức khác

>   KHA: Quý 1 ước lãi trước thuế chưa đến 2 tỷ đồng (21/03/2015)

>   ĐHĐCĐ KHA: Đổi tên công ty, ghi nhận 180 tỷ từ dự án 56 Bến Vân Đồn (21/03/2015)

>   ĐHĐCĐ CLC: Vướng thuế và cạnh tranh, kế hoạch lợi nhuận 2015 giảm gần 20% (21/03/2015)

>   Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định thay đổi tên Công ty (20/03/2015)

>   DRL: BCTC năm 2014 (20/03/2015)

>   ĐHĐCĐ Seaprodex lần đầu: Geleximco vào HĐQT, sẽ niêm yết trên HOSE (23/03/2015)

>   VNR: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2014 (Công ty mẹ) (20/03/2015)

>   E1VFVN30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng trong kỳ từ ngày 12/03/2015 đến ngày 19/03/2015 (20/03/2015)

>   E1VFVN30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng tại ngày 19/03/2015 (20/03/2015)

>   SKG: Giải trình việc không lập báo cáo bộ phận trong BCTC kiểm toán năm 2014 (20/03/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật