Thứ Tư, 18/03/2015 13:00

Cuộc đua EPS của DNNY bất động sản 2014: “Nhỏ con” chạy nhanh hơn!

Thị trường bất động sản khởi sắc trong năm 2014 là động lực chính giúp các đơn vị niêm yết trong ngành này ghi nhận mức lãi tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ. Con số thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) chính vì thế cũng gia tăng khá tốt. Song đáng chú ý là top EPS nổi trội lại thuộc về nhóm doanh nghiệp tầm trung, trong khi các ông lớn trong ngành ẩn mình lùi sâu ở top phía sau.

* Doanh nghiệp bất động sản: Phía sau ánh hào quang

“Nhỏ con” chạy nhanh và những gương mặt thân quen!

Đứng đầu về EPS trong năm 2014 là đơn vị phát triển BĐS khu công nghiệp Phát triển Hạ tầng Vĩnh Phúc (HNX: IDV), nhờ biên lãi gộp tăng mạnh lên từ 52% lên hơn 70% đã giúp đơn vị này ghi nhận lãi gần 48 tỷ đồng, EPS vì thế lên đến 10,400 đồng, tăng 120% so với 2013. Kết quả kinh doanh trong 3 năm gần đây của IDV cũng ghi nhận sự khởi sắc đáng kể.

Kế đến là Xuất nhập khẩu Khánh Hội (HOSE: KHA), trong năm 2014 hoạt động kinh doanh, cho thuê bất động sản (BĐS) và ghi nhận một phần doanh thu từ chuyển nhượng dự án 56 Bến Vân Đồn đã giúp doanh thu của KHA tăng lên gấp 3 lần, lãi theo đó đạt gần 69 tỷ đồng, gấp đôi so với 2013. EPS cả năm xấp xỉ 5,400 đồng.

Ở vị trí thứ ba là Nhà Đà Nẵng (HNX: NDN) với EPS cả năm đạt hơn 4,600 đồng, khi mức lãi 2014 ghi nhận đạt 52.5 tỷ đồng, gấp 2.7 lần 2013.

Ở mức EPS từ 3,000 – 4,000 đồng, có 2 đơn vị là Địa ốc Chợ Lớn (HNX: RCL), TANIMEX (HOSE: TIX) Đầu tư & Phát triển BĐS HUDLAND (HNX: HLD).

Đáng chú ý rằng, ngoài 3 đơn vị trong top 3 là IDV, KHA và NDN có EPS đều tăng trưởng gấp 2 – 2.5 lần so với 2013, thì 2 doanh nghiệp còn lại tăng trưởng không đáng kể. Vốn điều lệ của cả 6 đơn vị kể trên đều khá thấp so với bình quân ngành, chỉ tầm 50 – 240 tỷ đồng, nên có thể thấy dù “nhỏ con” nhưng vẫn DN có thể sống tốt và hiệu quả hơn những đại gia đầu ngành.

Top 10 EPS của DNNY BĐS trong năm 2014

Một “ông lớn” trong ngành là Tập đoàn VinGroup (HOSE: VIC) với kết quả kinh doanh mỗi năm đều chiếm tỷ trọng khá lớn (50 – 60%) trong tổng doanh thu và lợi nhuận nhóm DN BĐS niêm yết. Kết quả ghi nhận của đơn vị này trong năm nay với doanh thu lên hơn 27,700 tỷ đồng và lãi cả năm đạt 1,180 tỷ đồng. Việc lượng cổ phiếu (KLCP) đang lưu hành bình quân của VIC tăng hơn 195 triệu cp qua những đợt phát hành cổ phiếu để chuyển đổi trái phiếu và phát hành cổ phiếu hoán đổi khiến EPS của đơn vị này ít nhiều bị pha loãng, còn xấp xỉ 3,000 đồng. Khối lượng cổ phiếu tính đến hết năm 2014 là 1.45 tỷ cp, tương ứng với vốn điều lệ gần 14,545 tỷ đồng. 

Hay một đơn vị khác vừa niêm yết trong năm là Đầu tư CEO (HNX: CEO) với mức lãi lên đến 85 tỷ đồng, cao gấp 2.5 lần năm 2013, EPS vì thế tăng lên 2,480 đồng, giúp doanh nghiệp này lọt vào hàng ngũ top 10 EPS cao nhất nhóm DN BĐS niêm yết. Thông tin ghi nhận vào cuối năm 2014, đơn vị này đã phát hành hơn 34 triệu cp và chính thức niêm yết bổ sung vào cuối tháng 1/2015. Theo đó, nâng vốn điều lệ của doanh nghiệp này lên 686 tỷ đồng.

Sonadezi Long Thành (HOSE: SZL) giữ khá vững “phong độ” khi EPS đạt 2,400 tỷ đồng, tăng 10% so với 2013. Điểm đáng chú ý ở đơn vị này là khoản mục doanh thu chưa thực hiện đến từ nhận trước của khách hàng theo hợp đồng cho thuê đất tiếp tục gia tăng lên 552 tỷ đồng, gấp 3 lần so với doanh thu ghi nhận mỗi năm gần đây.

Riêng Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: DXG) lãi tiếp tục tăng trưởng tích cực trong năm vừa qua, đạt gần 168 tỷ đồng, cao gấp đôi so với 2013. Song EPS của DXG chỉ tăng 31% lên 2,300 đồng do trong năm đơn vị này phát hành tăng vốn điều lệ lên 750 tỷ đồng. Đáng ghi nhận rằng, dù thị trường bất động ảm đạm nhưng trong suốt nhiều năm qua, doanh thu và lợi nhuận 4 năm gần nhất của DXG liên tục ghi nhận mức tăng trưởng dương.

Để ý rằng, các đơn vị năm trong top 10 EPS trong năm nay khá… nhẵn mặt vì cũng đều góp mặt trong năm 2013. Thay đổi đáng kể chỉ tính đến thay đổi vị trí của nhóm doanh nghiệp này trên bảng xếp hạng.

“Ông lớn” tăng vốn khủng, EPS dần nhạt nhòa

Top 20 DN BĐS vốn hóa cao nhất ngành

(tính theo thị giá ngày 04/03)

Trong năm 2014, nắm bắt đà phục hồi của thị trường chứng khoán và lực cầu của người mua quay trở lại, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã gia tăng vốn khủng để nâng cao năng lực tài chính với nhiều kế hoạch mở rộng dự án và quy mô trong thời gian tới.

Cụ thể trong top 20 doanh nghiệp vốn hóa lớn trong ngành có đến 13 đơn vị tăng vốn trong năm. Với mức gia tăng mạnh nhất là Tập đoàn FLC (HOSE: FLC), từ 772 tỷ đồng lên gần 3,150 tỷ đồng. Kế đến có thể kể đến như Tập đoàn Sao Mai (HOSE: ASM), Địa ốc Hoàng Quân (HOSE: HQC), Năm Bảy Bảy (HOSE: NBB)… Chính điều này cũng làm pha loãng đi ít nhiều mức lợi nhuận tăng trưởng tốt mà nhóm này ghi nhận được trong năm nay.

Top 10 DN BĐS tăng vốn mạnh trong năm 2014

Nguồn: VieststockFinance

15/20 doanh nghiệp vốn lớn ghi nhận mức tăng trưởng dương là con số đáng khích lệ. Trong đó mức gia tăng đột biến nhất thuộc về BĐS Phát Đạt (HOSE: PDR) khi ghi nhận mức lãi gần 42 tỷ đồng từ việc bán căn hộ EverRich 2, gấp bội phần so với nhiều năm trước. Việc thông qua kế hoạch gia tăng quỹ đất để phát triển dự án trong ĐHĐCĐ bất thường diễn ra đầu năm nay cùng động thái gom mua của một số nhóm NĐTNN đang là tín hiệu đáng chú ý cho sự kỳ vọng sự chuyển mình doanh nghiệp này trong thời gian tới.

NLG, KBC, QCG, ASM, FLC SCR đều là những cái tên đáng chú ý trong cuộc đua tăng trưởng lợi nhuận năm nay, khi mức lãi ghi nhận đều gấp từ 3-5 lần so với 2013.

Trong năm, gây bất ngờ nhất chính là sự “trở mình” mạnh mẽ của Nhà Khang Điền (HOSE: KDH) từ lỗ gần 125 tỷ đồng trong năm 2013 thì đến năm 2014 đã lãi hơn 102 tỷ đồng từ việc mở bán thành công dự án Mega Ruby.

Dù lãi ròng tăng trưởng mạnh, việc đẩy mạnh phát hành tăng vốn khiến EPS của nhóm doanh nghiệp lớn dần… nhạt nhòa hơn hẳn so với nhóm đơn vị vốn “thấp bé nhẹ cân” trong ngành.

Đức Phương

Các tin tức khác

>   PGD: BCTC năm 2014 (11/03/2015)

>   DXG: BCTC Công ty mẹ năm 2014 (11/03/2015)

>   DXG: BCTC Hợp nhất Kiểm toán năm 2014 (11/03/2015)

>   DCL: BCTC năm 2014 (11/03/2015)

>   DCL: Sau kiểm toán lãi ròng công ty mẹ giảm gần 7 tỷ đồng (12/03/2015)

>   DXG: Góp 225 tỷ đồng đầu tư dự án Khu thương mại dịch vụ căn hộ Bình Đăng (11/03/2015)

>   KDC: Báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của tổ chức có liên quan đến CĐNB Cty TNHH Đầu tư Vinh Linh (11/03/2015)

>   GTA: Nghị quyết và Biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2015 (11/03/2015)

>   NTL: Nghị quyết HĐQT về thời gian và địa điểm tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2015 (11/03/2015)

>   Bảo vệ thực vật An Giang cũng trồng cà phê (11/03/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật