Thứ Tư, 11/03/2015 17:06

Bảo vệ thực vật An Giang cũng trồng cà phê

Theo ông Huỳnh Văn Thòn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS), trong 3 - 4 năm tới, công ty này sẽ trồng khoảng 4.000 - 5.000 héc ta cà phê theo hướng hữu cơ, và xây dựng chuỗi giá trị cà phê, để nâng cao giá trị của loại cây trồng này.

Nông dân đang chăm sóc vườn cà phê hơn 5 héc ta trong mô hình tái canh được triển khai bởi AGPPS và WASI.Ảnh: Trung Chánh

Đây là lần đầu AGPPS tham gia trồng loại cây này. Trước nay, AGPPS được biết đến là đơn vị cung cấp giống, thuốc bảo vệ thực vật, và thực hiện dự án cánh đồng mẫu lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) vừa ký kết hợp tác chiến lược với Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Tây Nguyên (WASI) để xây dựng và ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ nhằm phát triển ngành cà phê tại Tây Nguyên.

Theo thỏa thuận được ký kết hôm nay 11-3 tại Đắk Lắk, AGPPS và WASI sẽ tập trung hợp tác phát triển hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cà phê; cung ứng cây giống chất lượng cao đã được ươm tạo sẵn nhằm rút ngắn thời gian cho trái; cung ứng các chế phẩm phân sinh học nhằm phát triển ngành cà phê theo hướng hữu cơ, an toàn thông qua chuỗi giá trị của ngành hàng này…

Bên cạnh đó, AGPPS và WASI cũng đã thỏa thuận sẽ cùng nhau xây dựng thương hiệu cho ngành cà phê Việt Nam ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu, qua đó nâng cao thu nhập cho các thành tố trong chuỗi, nhất là cho người nông dân.

Trước khi đi đến ký kết chính thức để thực hiện những mục tiêu trên, ông Lê Ngọc Báu, Viện trưởng WASI, cho biết đơn vị ông và AGPPS đã hợp tác xây dựng một mô hình mẫu về tái canh cây cà phê ở Đắk Lắk với quy mô hơn 5 héc ta để xem xét, đánh giá kết quả. “Qua hơn 7 tháng trồng trực tiếp xuống đất, chúng tôi ghi nhận kết quả bước đầu khá thành công, cây phát triển tốt hơn so với cách trồng truyền thống trước đây và thời gian thu hoạch dự kiến được rút ngắn đáng kể, chỉ sau hai năm trồng (tính từ lúc trồng trực tiếp xuống đất- PV)”, ông Báu cho biết.

Trao đổi với TBKTSG Online, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc AGPPS, cho rằng điểm quan trọng nhất tạo nên thành công của mối liên kết giữa AGPPS và WASI, đó là bằng mọi giá phải tăng được thu nhập cho người nông dân. “Chúng ta (AGPPS và WASI) phải ứng dụng, đưa khoa học kỹ thuật vào để đảm bảo cho ra sản phẩm tốt nhất với giá thành rẻ nhất. Từ đó, doanh nghiệp thu được lợi nhuận biên cao nhất và sẽ phân phối lại cho người nông dân tốt hơn hay nói cách khác họ có thu nhập cao hơn”, ông Thòn cho biết.

Được biết, Tây Nguyên là thủ phủ trồng cà phê - mặt hàng chủ lực, có đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm của vùng và cả nước, nhưng đang đứng trước nhiều thách thức, chẳng hạn hiện có hơn 20% diện tích (tương đương 120.000 héc ta) cà phê bị già cỗi (trên 20 năm tuổi) cần được thay thế; khoảng 10% diện tích cà phê dưới 20 năm tuổi nhưng đã có biểu hiện già cỗi, cho năng suất và chất lượng hạt rất thấp.

Xem tiếp tại đây

Trung Chánh

tbktsg

Các tin tức khác

>   VNE: Báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của tổ chức có liên quan đến CĐNB Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) (11/03/2015)

>   SCD: Nghị quyết HĐQT về việc tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2015 và tạm ứng cổ tức năm 2014 (11/03/2015)

>   Doanh nghiệp bất động sản: Phía sau ánh hào quang (12/03/2015)

>   TCO: BCTC năm 2014 (11/03/2015)

>   TCO: BCTC Hợp nhất năm 2014 (11/03/2015)

>   TCO: Giải trình chênh lệch số liệu BCTC HN năm 2014 trước và sau khi kiểm toán (11/03/2015)

>   PJT: Nghị quyết HĐQT về việc bổ nhiệm ủy viên HĐQT (11/03/2015)

>   E1VFVN30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng tại ngày 10/03/2015 (11/03/2015)

>   TDH: Đính chính báo cáo lưu chuyển tiền tệ của BCTC HN quý 4.2014 (11/03/2015)

>   BĐS Phát Đạt: Kế hoạch lãi ròng 2015 đạt 234 tỷ đồng (11/03/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật