Thứ Năm, 19/02/2015 13:29

Ngành đường tiến thoái lưỡng nan

Hiện giá đường trắng trên sàn London (Anh), giao vào tháng 3-2015, đã giảm 70 đô la Mỹ so với một năm trước. Còn giá bán tại các nhà máy đường Việt Nam vẫn cao hơn khoảng 1,5 lần so với giá thế giới.

So với Thái Lan, quốc gia có sản lượng đường lớn nhất ASEAN, giá thành sản xuất mía của Việt Nam cao hơn khoảng 5 đô la Mỹ/tấn.

Giá cao vì sao?

Trước đây, nhiều người cho rằng, giá thành sản xuất đường tại nước ta cao là do công nghệ sản xuất lạc hậu, tỷ lệ thu hồi đường thấp. Điều này còn khiến chất lượng đường không cao, không đáp ứng được tiêu chuẩn sản xuất bánh kẹo, nước giải khát. Vì thế, theo các doanh nghiệp tiêu thụ đường, Chính phủ phải cho nhập đường tinh luyện để đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Vào thời điểm này, ông Nguyễn Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), lại không đồng tình với ý kiến trên. Theo ông Hải, đúng là trước đây, khi thực hiện chương trình một triệu tấn đường, do muốn đạt kế hoạch nên nhiều tỉnh thành nhập công nghệ lạc hậu. Nhưng nay, các nhà máy đã nâng cấp, chất lượng đường sản xuất trong nước đã bằng và vượt qua Thái Lan.

Theo số liệu của Viện Nghiên cứu mía đường, hiện nay giá thành sản xuất mía của Thái Lan khoảng 25-30 đô la Mỹ/tấn, của Trung Quốc khoảng 50-55 đô la Mỹ/tấn, của Việt Nam khoảng 30-35 đô la Mỹ/tấn, của Úc khoảng 15-25 đô la Mỹ/tấn, của Ấn Độ khoảng 30 đô la Mỹ/tấn.

So với Thái Lan, quốc gia có sản lượng đường lớn nhất ASEAN, giá thành sản xuất mía của Việt Nam cao hơn khoảng 5 đô la Mỹ/tấn. Điều này được giải thích là do năng suất mía trung bình của Việt Nam chỉ ở mức 65 tấn/héc ta, trong khi, Thái Lan vào khoảng 80 tấn/héc ta.

Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân cách tính giá thành sản xuất đường của Việt Nam chưa có sự thống nhất giữa các nhà máy với nhau.

Theo một thành viên đang làm việc tại Viện Nghiên cứu mía đường, đa phần các nhà máy tính giá thành đường từ lượng đường thu được sau khi ép một tấn mía nguyên liệu, còn các phụ phẩm như bán bả mía, bán mật rỉ đường lại không tính. Trong khi đó, theo vị này, đối với nhiều nước trên thế giới, cây mía không chỉ làm ra đường mà còn nhiều sản phẩm khác như cồn, điện sinh khối. Tại Việt Nam, số lượng nhà máy sản xuất theo chu trình khép kín như vậy còn rất ít, đa phần chỉ dùng mía sản xuất đường.

Ông N.V, một chuyên gia trong ngành mía đường, còn cho biết rằng câu chuyện giá đường Việt Nam rất phức tạp vì không thể lấy giá bán ở siêu thị và giá bán tại các nhà máy để so sánh được vì ở Việt Nam còn ẩn chứa nhiều yếu tố phi thị trường.

... đọc tiếp tại đây

Tự Phong

tbktsg

Các tin tức khác

>   Câu chuyện đầu ra nông sản (17/02/2015)

>   Tìm thị trường cho rau quả Việt (16/02/2015)

>   Xuất khẩu gạo của Việt Nam vào Mexico: Ảnh hưởng bởi việc tăng thuế nhập khẩu (16/02/2015)

>   Giá lúa tăng, nông dân thu hoạch vụ Đông Xuân phấn khởi ăn Tết (16/02/2015)

>   Sẽ sớm thu mua tạm trữ lúa, gạo vụ Đông Xuân 2014-2015 (13/02/2015)

>   Xây dựng vùng lúa nguyên liệu: Áp đặt có tốt hơn tự nguyện? (13/02/2015)

>   AFTA thách thức hàng nông sản (13/02/2015)

>   HAG: Lãi hợp nhất quý 4 bất ngờ thấp nhất trong 6 năm (12/02/2015)

>   Nhà đầu tư ngại đổ vốn vào nông nghiệp (12/02/2015)

>   Triệt đường nhập lậu, giá đường tăng lên (10/02/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật