Thứ Năm, 12/02/2015 08:55

Không tăng giá, EVN bị phá sản: Đừng thách đố!

Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương khẳng định: Vấn đề không phải là tăng giá bao nhiêu, mà là cách thức họ tăng giá.

* Ngành điện thắng lớn, trừ EVN

* EVN được tăng giá điện từ 3-5%

Chuyên gia đề nghị Nhà nước chỉ độc quyền chuyển tải điện. Ảnh minh họa, nguồn Internet.

Tại hội thảo về kinh tế 2014 ngày 11-2, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã đề cập đến tầm quan trọng của việc xây dựng trật tự thị trường, bởi đang có một số quan niệm không đúng. Trong đó, ông nhắc đến câu chuyện tăng giá điện của EVN.

Bình luận về mối liên hệ giữa Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và giá điện, TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh: Vấn đề không phải là tăng giá bao nhiêu, mà là cách thức họ tăng giá.

Theo ông Nguyễn Đình Cung, Bộ Công Thương lại bảo vệ đề xuất và phương án tăng giá điện thay cho EVN. Bộ đồng ý tăng giá để bù đắp thua lỗ cho doanh nghiệp. Thay vì bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, Bộ lại “bắt người dân gánh chịu lợi thế độc quyền của EVN”.

“Bộ không thể làm như thế được!” – ông Cung nói.

Cách thức hợp lý trước mắt đáng ra là Bộ phải rà soát, đánh giá chi phí sản xuất điện; tham vấn chuyên gia, tham vấn người tiêu dùng và các bên liên quan xem đề xuất của EVN có hợp lý không. Qua đó, kiểm soát giá điện, bảo vệ lợi ích chung người tiêu dùng chứ không phải bảo vệ lợi ích của EVN…

“Không thể có những tuyên bố mang tính thách đố và mặc cả như không tăng giá, EVN phá sản và sụp đổ ngành điện!” – TS Nguyễn Đình Cung thẳng thắn.

Nói về sự “phá sản sáng tạo”, ông Cung phát biểu: “Có thể EVN phá sản thì ngành điện Việt Nam mới phát triển được, chứ không phải kéo theo sụp đổ ngành điện”.

Về trung và dài hạn, TS Nguyễn Đình Cung đề nghị tách EVN thành nhiều phần, tách riêng sản xuất và phân phối với chuyển tải điện. Trong đó, Nhà nước chỉ giữ độc quyền chuyển tải điện. Đó mới là chỗ Nhà nước cần nắm, còn lại phải thay đổi để thị trường điều tiết. Như thế mới có nhiều người sản xuất điện, lúc đó mới thiết lập được thị trường điện cạnh tranh như nhiều nước đã làm được.

Lương Bằng

hải quan

Các tin tức khác

>   Bêu tên doanh nghiệp vận tải giảm giá chậm (12/02/2015)

>   Thương mại điện tử: 4 tỷ USD và giấc mơ bùng nổ (12/02/2015)

>   Cơ hội lớn XK tôm sang Hàn Quốc (11/02/2015)

>   Xuất khẩu lao động nghèo: Chi phí nhiều, hiệu quả ít (11/02/2015)

>   Quy hoạch kho hàng hóa tại cửa khẩu biên giới đến năm 2025 (11/02/2015)

>   Tạm ngừng nhập khẩu lạc nhân từ Ấn Độ (11/02/2015)

>   ADB tài trợ 234 triệu USD cải cách năng lực cạnh tranh và giao thông (11/02/2015)

>   Khai thác cá ngừ Phú Yên: Đãi vàng từ biển (11/02/2015)

>   Siêu thị giảm giá “hết ga” (11/02/2015)

>   Vinawaco đã thoát khủng hoảng thế nào? (11/02/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật