Thứ Ba, 03/02/2015 06:51

Đại gia điện máy rùng mình sau 'cái chết' của TopCare

Topcare vừa ra đi, các DN còn lại chưa kịp mừng thì đã có nhiều đối thủ tiềm tàng xuất hiện, lăm le tranh giành thị phần. Thị trường bán lẻ điện máy sắp bước vào cuộc cạnh tranh mới đầy khốc liệt.

 

Sau WonderBuy, Best Carings, HomeOne và Việt Long, Topcare là doanh nghiệp điện máy thứ năm nối gót phá sản. Tuy nhiên, trên thị trường điện máy, nhiều gương mặt mới vẫn xuất hiện, nhiều kế hoạch mới được tung ra... khiến cuộc đua thị phần ngày càng gay cấn.

Mới đây nhất, thông tin trên thị trường cho thấy, một tập đoàn nổi tiếng sẽ nhảy vào lĩnh vực kinh doanh điện máy. Ngoài 4 siêu thị điện máy sẽ khai trương vào tháng 3 tới tại Hà Nội và TP.HCM, trong năm nay, tập đoàn này đưa vào hoạt động 25 siêu thị điện máy trên toàn quốc. Với tiềm lực tài chính mạnh, chắc chắn sẽ làm lung lay thị phần của các DN điện máy khác.

Power Buy thuộc tập đoàn bán lẻ Central Group (Thái Lan) cũng hoàn tất mua lại 49% cổ phần từ chuỗi điện máy Nguyễn Kim. Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Central Group và Nguyễn Kim mới đây, Nguyễn Kim đã công bố kế hoạch 5 năm mình, với mục tiêu phát triển mạng lưới lên hơn 50 cửa hàng trên toàn quốc vào năm 2019. 

 

Topcare là doanh nghiệp điện máy thứ năm nối gót phá sản (ảnh Bizlive).

 

Hiện mặt bằng giá bán các sản phẩm của Nguyễn Kim đang cao hơn các DN điện máy khác, song nhiều người lo ngại, với sự tham gia của Power Buy, chính sách giá có thể thay đổi theo hướng giảm thì các đối thủ cũng phải dè chừng.

Trước tình hình này, nhiều DN điện máy đã lên kế hoạch, chiến lược phát triển để vượt qua thách thức, tăng sức cạnh tranh để sống sót trên thị trường.

Một hướng đi mới là phát triển mô hình trung tâm điện máy nằm trong trung tâm thương mại. Mô hình này có quy mô lớn với diện tích lên đến hàng chục nghìn m2, có nhiều ngành hàng như điện máy, đồ gia dụng, nội thất, cùng các dịch vụ ăn uống vui chơi giải trí, với vốn đầu tư rất lớn, lên đến hàng trăm tỷ đồng. Việc ra đời mô hình này là hướng đi mới giúp mở rộng quy mô và giành thêm thị phần.

Đầu tháng 12/2014, Thiên Hòa đã đầu tư 250 tỷ đồng mở một trung tâm thương mại lớn tại TP.HCM, diện tích 10.000 m2, kinh doanh điện máy, đồ gia dụng, xe đạp, đèn trang trí gia đình.

Tìm ra giá trị khác biệt các DN điện máy mới có thể phát triển lớn mạnh (ảnh minh họa)

 

Tại phía Bắc, Trần Anh cho biết, đã bổ sung thêm ngành nghề bán lẻ mới, khác biệt là hóa mỹ phẩm, đồng hồ... Tới đây, Trần Anh sẽ mở tiếp 4 siêu thị điện máy tại phía Bắc, rồi đổ bộ vào miền Trung với siêu thị điện máy đầu tiên tại Nghệ An, sau đó sẽ "phủ sóng" kín khu vực này rồi "Nam tiến".

Theo các DN, tỉnh lẻ và khu vực ngoại thành sẽ giúp DN tìm kiếm thêm doanh thu khi thị trường trọng điểm bão hòa. Đây cũng là thời điểm mà các DN có thể kiếm được vị trí mặt bằng tốt, chi phí rẻ... Media Mart cũng khẳng định kế hoạch năm 2015 là tiếp tục “bao phủ” thị trường bán lẻ điện máy miền Bắc. Dự kiến trong quý I/2015, DN này sẽ đưa vào vận hành thêm 2 siêu thị mới ở Quảng Ninh và Phú Thọ.

Tuy nhiên, cũng có DN cho hay sẽ không tham gia "cuộc đua" mở siêu thị điện máy và giảm giá. Chẳng hạn, Công ty cổ phần Pico cho biết chỉ mở thêm siêu thị khi thấy chắc chắn kinh doanh hiệu quả, còn lại tập trung vào nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng. Cùng với đó là khai thác thêm các sản phẩm mới, như xe đạp điện vừa được Pico đưa vào bán trong siêu thị.

Bán hàng online cũng là hướng đi được nhiều DN điện máy quan tâm và đẩy mạnh trong 2015. Một loạt các DN như Pico, VinPro, Nguyễn Kim, Trần Anh... đang thúc đẩy kinh doanh theo hướng này. Đại diện Pico cho hay sẽ thúc đẩy bán hàng online phát triển mạnh kể từ năm 2015, còn Nguyễn Kim có tham vọng doanh thu bán hàng trực tuyến tăng trưởng 50% so với năm 2014.

Theo các chuyên gia, các DN bán lẻ điện máy chỉ có thể tồn tại và phát triển bền vững khi tạo ra những giá trị khác biệt. Nếu vẫn cạnh tranh theo kiểu phá giá, đua mở siêu thị mới thì chắc chắn, thị trường điện máy sẽ còn chứng kiến “cái chết” của nhiều tên tuổi lớn.

 

Chạy đua mở rộng chuỗi siêu thị mới đã khiến mật độ siêu thị điện máy trở nên dày đặc. Có những trục đường tại Hà Nội, chỉ cách nhau 500m có tới 3-4 siêu thị. Vốn mở siêu thị lớn, tới hàng chục tỷ đồng, trong khi lợi nhuận quá thấp khiến nhiều DN gặp khó khăn về dòng tiền, dẫn đến đóng cửa, phá sản, bị siết nợ.

Trần Thủy

vietnamnet

Các tin tức khác

>   Lần đầu tiên triển khai lập kế hoạch đầu tư công trung hạn (03/02/2015)

>   Tiêu thụ thép lại gặp khó (02/02/2015)

>   Chỉ số môi trường kinh doanh của doanh nghiệp châu Âu khả quan (02/02/2015)

>   Etihad Airways ký thỏa thuận ưu đãi với 6 công ty lữ hành Việt (02/02/2015)

>   Bộ Công Thương sẽ xem xét việc điều chỉnh giá điện trong tháng Ba (02/02/2015)

>   MobiFone lãi 1.281 tỷ trong tháng 1/2015 (02/02/2015)

>   Trung Quốc chuyển mô hình, Việt Nam thành điểm đầu tư hấp dẫn (02/02/2015)

>   Bao giờ... Cái Mép! (02/02/2015)

>   Xuất khẩu thủy sản năm 2015 ước đạt 8 tỷ USD (02/02/2015)

>   Tổng công ty Sông Đà bán dự án thủy điện ở Lào (02/02/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật