Thứ Hai, 02/02/2015 13:47

Bao giờ... Cái Mép!

Sau nhiều năm tàu cập cảng trung chuyển quốc tế Cái Mép - Thị Vải nhưng hàng hóa không lên được bờ vì thiếu hạ tầng dịch vụ.

Thiếu dịch vụ hậu cần

Thống kê của Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2014 ước tính có khoảng 217.176 container hàng nhập khẩu và 207.776 container hàng xuất khẩu vào cảng Cái Mép. Thế nhưng, làm thủ tục thông quan hàng hóa nhập khẩu tại cảng thì chỉ có khoảng 3.320 container và 1.769 container hàng xuất khẩu, lần lượt chiếm 1,53% và 1%.

Nguyên do, tàu lớn không lên bờ do cảng Cái Mép thiếu các dịch vụ cảng biển, kho bãi. Đặc biệt, những DN có nhu cầu về hàng nhập khẩu chủ yếu đặt tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, nên họ đã trung chuyển hàng hóa xuống xà lan ngay trên mặt nước để kéo về bằng đường thủy mà không đi đường bộ. Việc này giúp giảm chi phí vận tải mỗi container được 3-5 triệu đồng. Tuy là cảng nước sâu đón tàu lớn nhưng đến nay, Cái Mép chưa có bãi tập kết để nhận và trả container rỗng, dẫn tới mất thời gian, chi phí cho việc lấy và trả container hàng hóa xuất nhập khẩu do các bãi container đều nằm ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương.

Trong khi hàng hóa các nước lân cận không thể quá cảng Cái Mép vì các quy định những mặt hàng Việt Nam cấm xuất nhập khẩu cũng không được phép trung chuyển qua cảng Cái Mép. Ông Ngô Minh Thuấn, Phó tổng giám đốc Công ty Tân Cảng Sài Gòn cho biết, hiện hàng hóa xuất nhập khẩu trung chuyển để tiếp tục vào Campuchia có nhu cầu qua cảng Việt Nam rất lớn. Nhưng suốt thời gian qua, DN nhập khẩu để đưa hàng vào Campuchia không thể cập cảng Cái Mép mà đi qua cảng Singapore, Malaysia, Thái Lan…

Nâng tính năng thành cảng trung chuyển sẽ hạn chế lãng phí đầu tư

Vẫn còn trên giấy

Giữa năm 2014, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phê duyệt đề án cảng trung chuyển quốc tế Cái Mép - Thị Vải đến năm 2020. Mấy tháng trước, Cục Hải quan tỉnh này đã tham khảo ý kiến của hàng loạt các DN logistics, công ty khai thác cảng ở khu vực Cái Mép… Mục đích là muốn tìm ra những vướng mắc do đâu mà tàu không đưa hàng hóa lên cảng mà chỉ dừng ở trên mặt nước.

Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị bổ sung, điều chỉnh các chính sách và thủ tục hải quan có liên quan để tạo thuận lợi cho các DN có hoạt động xuất nhập khẩu và các DN khác. Đồng thời, nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống thông quan điện tử (VNACCS/VCIS), tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng bản lược khai hàng tàu biển điện tử (E-Manifest), đơn giản hơn nữa thủ tục nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa trong việc làm thủ tục cho phương tiện vận tải xuất nhập cảnh và hàng hóa xuất nhập khẩu vào các cảng thuộc khu vực Cái Mép -Thị Vải.

Cuối năm ngoái, 12 hãng tàu và Công ty TNHH quốc tế Tân Cảng đã đưa ra những vướng mắc trong thủ tục hải quan tại cảng Cái Mép, trong đó nổi lên việc thay đổi tên tàu xuất khẩu, thủ tục đối với hàng nhập khẩu chuyển cảng, quá cảng đóng chung container, thủ tục hải quan đối với hàng trung chuyển.

Theo Tổng cục Hải quan, vừa qua đã có hướng dẫn giải quyết các vướng mắc của các hãng tàu và Công ty Tân Cảng. Thế nhưng đến nay mô hình cảng trung chuyển quốc tế Cái Mép mới chỉ dừng lại ở đề tài nghiên cứu khoa học do cơ quan hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu làm đầu mối. Nội dung của đề tài khoa học này nhằm tìm ra các giải pháp cụ thể về cơ chế, chính sách, thủ tục hải quan, kiến nghị Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính hỗ trợ để đưa cụm cảng Cái Mép - Thị Vải thực sự trở thành cảng trung chuyển quốc tế.

Cụm cảng Cái Mép dài 10.000 m gồm 9 cảng quốc tế trong đó có các cảng nước sâu như: CMIT, TCCT, TCIT lớn nhất nước có thể tiếp nhận tàu biển có trọng tải từ 55.000-60.000 tấn. Sau bốn năm thành lập Chi cục Hải quan Cái Mép đã có số thu ngân sách gấp 3 lần, cụ thể năm 2014 của hải quan cảng Cái Mép thu ngân sách đạt khoảng hơn 3.800 tỷ đồng, tăng trên 265% so với năm 2010 (1.430 tỷ đồng).

Theo các hãng tàu quốc tế có văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh, hiện công năng cảng Cái Mép đang dư thừa rất lớn. Nếu muốn thu hút một lượng hàng hóa lớn quốc tế Việt Nam buộc phải thay đổi các quy định hiện hành về hàng hóa quá cảng của các nước lân cận cho phù hợp mới trở thành một cảng trung chuyển lớn của khu vực Đông Nam Á.

Nguyễn Lan Phương

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Xuất khẩu thủy sản năm 2015 ước đạt 8 tỷ USD (02/02/2015)

>   Tổng công ty Sông Đà bán dự án thủy điện ở Lào (02/02/2015)

>   Chinh phục mốc ASEAN-6 trong 2015 (02/02/2015)

>   Ôtô made in VietNam: Những cơ hội bỏ lỡ (02/02/2015)

>   Chủ tịch SCG: Khu phức hợp hóa dầu 4,5 tỉ USD tại Việt Nam đang đi đúng tiến độ (02/02/2015)

>   Bộ trưởng Bộ Công Thương: Doanh nghiệp Việt vẫn thống lĩnh thị trường (01/02/2015)

>   Doanh nghiệp Việt Nam trước thách thức “thua trên sân nhà” (01/02/2015)

>   Chuyên gia: Thị trường nội địa đáng lo hơn xuất khẩu (01/02/2015)

>   Hợp đồng ảo, đối tác ma ‘cướp’ tiền của DN Việt (01/02/2015)

>   Siết thương mại tiểu ngạch: tác động thế nào? (31/01/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật