Thứ Hai, 23/02/2015 19:20

Bộ trưởng Xây dựng: Cần đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội

Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, trong thời gian tới cần đẩy mạnh phát triển loại hình nhà ở xã hội dành cho những người thu nhập thấp nhằm đáp ứng nhu cầu cao của người dân, vì thị trường đang thiếu nguồn cung.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng trong chương trình Dân hỏi bộ trưởng trả lời. Ảnh: Quang Long

Trả lời phỏng vấn trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời được phát trên Đài Truyền hình Việt Nam vào tối mùng 4 Tết Ất Mùi 2015 (ngày 22-2-2015), Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng nhu cầu nhà ở xã hội trong 5 năm tới lên đến trên một triệu căn, trong khi nguồn cung còn rất khiêm tốn.

“Tại đô thị, việc thực hiện chương trình nhà ở xã hội được tập trung từ năm 2012, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược nhà ở Quốc gia. Hiện tại, chương trình phát triển nhà ở xã hội ở đô thị đã đạt được những kết quả ban đầu. Riêng năm 2014, đã có 12 nghìn căn hộ nhà ở xã hội được cung cấp, đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người dân về cải thiện nhà ở với giá rẻ, có sự hỗ trợ của nhà nước.”

Đến hết năm 2014, cả nước đã hoàn thành đầu tư xây dựng 102 dự án nhà ở xã hội, trong đó có 38 dự án nhà ở cho người thu nhập thấp với 19.686 căn hộ, và 64 dự án nhà ở cho công nhân với 20.277 căn hộ, tức tổng cộng khoảng 40.000 căn hộ, theo bộ trưởng.

Hiện tại, các chủ đầu tư đang tiếp tục triển khai 150 dự án, trong đó có 91 dự án nhà ở cho người thu nhập thấp với 55.830 căn hộ, và 59 dự án nhà ở cho công nhân với  66.750 căn hộ…

Tuy nhiên, bộ trưởng Dũng cũng cho rằng hiện nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn so với nguồn cung. Từ nay đến năm 2020, cả nước cần trên một triệu căn hộ nhà ở xã hội, tập trung chủ yếu tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Để đẩy mạnh hơn phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu của người dân thì Bộ trưởng Dũng cho rằng trong thời gian tới cần phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội, để tạo khuôn khổ pháp lý thông thoáng hơn thu hút nhà đầu tư. Trong đó, Luật Nhà ở (sửa đổi) được Quốc hội thông qua năm 2014 cần được cụ thể hóa bằng các nghị định, thông tư hướng dẫn, để thực hiện, tạo môi trường huy động các nguồn lực cho phát triển.

Một biện pháp khác là các địa phương cần tiếp tục xây dựng chương trình phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội, bằng việc tập trung tạo quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, tạo những điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp tham gia đầu tư, phát triển nhà ở xã hội.

Vân Ly

tbktsg

Các tin tức khác

>   Cách nhau chỉ một giấc mơ (23/02/2015)

>   Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng: "Đã đến thời điểm người dân cân nhắc để sở hữu ngôi nhà phù hợp" (22/02/2015)

>   Giải pháp giảm áp lực giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng (22/02/2015)

>   Luật Đất đai sửa đổi tháo gỡ khó khăn của người dân, doanh nghiệp (22/02/2015)

>   Lo nhà ở cho dân: Khó thành công nếu địa phương “ngoảnh mặt” (21/02/2015)

>   Ai đang mua nhà khi thị trường hồi phục? (20/02/2015)

>   Quy hoạch 9 dự án phát triển thủy lợi tại Đồng bằng sông Cửu Long (16/02/2015)

>   ASM: Quý 4 lãi hơn 62 tỷ đồng, chiếm 70% lãi cả năm (17/02/2015)

>   Duyệt lấy hơn 130 ha đất lúa và rừng phòng hộ làm dự án (04/03/2016)

>   DIG: Lãi quý 4 giảm 60%, cả năm thực hiện 45% kế hoạch (27/02/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật